Câu hỏi:
24/03/2023 1,952Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định in trời sáng tạo, nào sau đây? Vì sao?
a. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
b. Khi lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng, sức mua đồng tiền giảm.
c. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ qua việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
d. Tình trạng lạm phát trong nền kinh tế làm cho người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo ngày càng nghèo hơn.
e. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ý kiến a. Không đồng tình. Vì: lạm phát được xác định là sự tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền. Nếu mức giá chung của nền kinh tế chỉ tăng trong một thời điểm ngắn, không liên tục thì không được xác định là lạm phát.
- Ý kiến b. Đồng tình, vì: một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do lượng tiền lưu thông trong nước tăng.
- Ý kiến c. Không đồng tình, Vì: để kiểm soát và kiềm chế lạm phát, nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc: đảm bảo mức cung tiền tệ hợp lí; giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất… Mặt khác, đối tượng chi trả thuế giá trị gia tăng là người tiêu dùng, không phải là doanh nghiệp.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: khi giá cả hàng hóa, dịch vụ không ngừng tăng, thì tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với người nghèo mức độ ảnh hưởng của lạm phát sẽ nặng nề hơn, do họ không có nhiều tài sản tích lũy.
- Ý kiến e. Không đồng tình, vì: chỉ số CPI 774% thuộc loại hình lạm phát phi mã; siêu lạm phạt khi chỉ số CPI từ 1000% trở lên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Khi lạm phát xảy ra đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như thế nào?
- Đời sống người lao động bị ảnh hưởng như thế nào khi lạm phát tăng?
Câu 2:
- Em hãy cho biết Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
- Hãy nêu một số chính sách kiểm soát và kiềm chế lạm phát khác của Nhà nước mà em biết.
Câu 3:
Hãy cho biết khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên liên tục trong một khoảng thời gian nhất định sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế của gia đình em?
Câu 4:
Lạm phát tăng gây hậu quả gì cho doanh nghiệp và người lao động trong trường hợp sau:
Trường hợp. Doanh nghiệp A chuyên cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp M trong nhiều năm qua. Gần đây, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng giá nhập khẩu tăng làm cho giá cả các hàng hóa, dịch vụ đồng loạt tăng theo tạo sức ép lên tình hình lạm phát trong nước. Lo ngại cho sự đình trệ sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào, doanh nghiệp M thúc giục doanh nghiệp A nhanh chóng kí hợp đồng cung ứng nguyên liệu cho sáu tháng cuối năm. Nhưng doanh nghiệp A yêu cầu tăng giá lên 40% thì hợp đồng mới thực hiện được. Chủ doanh nghiệp M buồn bã, chia sẻ: “Chắc phải tạm ngưng sản xuất thôi”.
Câu 5:
Em có nhận xét gì về sự biến động của chỉ số CPI trong biểu đồ trên?
Câu 6:
Em hãy tìm hiểu các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát và chia sẻ cùng các bạn.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!