Câu hỏi:
13/07/2024 1,268Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh trong trường hợp của chị A. Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh đã đem lại lợi ích gì cho chị A và xã hội?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa ý tưởng và cơ hội kinh doanh:
+ Ý tưởng kinh doanh có thể là cơ sở, tiền đề cho sự xuất hiện của cơ hội kinh doanh. Một ý tưởng kinh doanh làm xuất xuất hiện cơ hội kinh doanh khi:
▪ Có tính bền vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài;
▪ Có tính hấp dẫn khi bảo đảm mang lại lợi nhuận.
▪ Có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.
+ Cơ hội kinh doanh cung cấp cho các chủ thể kinh tế những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để triển khai ý tưởng kinh doanh.
- Việc xác định, đánh giá đúng cơ hội kinh doanh của chị A đã:
+ Giúp cho chị A có được những công nhân tay nghề cao, mở rộng được quy mô sản xuất; đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn.
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương; góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; đồng thời đặt nền móng bước đầu cho sự ra đời của một làng nghề truyền thống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy lên ý tưởng cho một dự án kinh doanh của bản thân và đánh giá sự thành công của ý tưởng đó
Câu 2:
Câu 3:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. b. Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
c. Ý tưởng kinh doanh chỉ cần thiết lúc hình thành doanh nghiệp, còn khi doanh nghiệp đã kinh doanh ổn định thì chỉ cần duy trì các hoạt động kinh doanh.
d. Cơ hội kinh doanh luôn có trên thị trường, không phải cơ hội nào cũng mang tính khả thi.
e. Xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.
Câu 4:
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị P xin bố mẹ một khoản vốn đề kinh doanh mĩ phẩm trực tuyến. Biết lĩnh vực này sẽ có sức cạnh tranh lớn và có nhiều rủi ro nên chị đã cẩn trọng thực hiện từng bước. Đầu tiên, chị đánh giá, xác định được cơ hội kinh doanh và xây dựng, lên ý tưởng. Chị dành thời gian nghiên cứu thị trường, nguồn cung hàng hóa và xem xét điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như các cơ hội, thách thức khi tham gia lĩnh vực. Chị đã tiến hành ở quy mô nhỏ nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án, sau đó mới thực hiện mở rộng. Nhờ vậy, chị đã đạt được thành công trong dự án kinh doanh của mình.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét như thế nào về việc xây dựng ý tưởng kinh doanh của chị P?
- Từ trường hợp của chị P, em rút ra bài học gì để xây dựng ý tưởng kinh doanh của bản thân?
Câu 5:
Em hãy nhận xét về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế sau:
Trường hợp. Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ống hút nhựa bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vì đây là công việc khá mới mẻ với người dân địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.
Câu 6:
Em hãy giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau:
Trường hợp. Công ty A có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Để xác định, đánh giá được cơ hội kinh doanh, công ty đã giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty xây dựng được những ý tưởng có tính vượt trội, tạo ra lợi thế cho kinh doanh. Công ty A còn yêu cầu nhân viên nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhằm học hỏi những ý tưởng độc đáo. Nhờ có những định hướng đúng đắn, cụ thể, cách thức tổ chức, quản lí chặt chẽ, có hệ thống,... Công ty A đã thành công với sản phẩm mới.
về câu hỏi!