Câu hỏi:

13/07/2024 2,660

- Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.

- Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.

- Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và đề xuất cách xử lí của em đối với hành vi đó.

- Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên. - Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.  (ảnh 1)

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu số 1: Phân tích các trường hợp

- Trường hợp 1: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp A là:

+ Luôn trung thực về chất lượng sản phẩm đã cam kết với khách hàng.

+ Tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập và nhu cầu của khách hàng.

+ Chủ động tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm.

+ Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tụy.

- Trường hợp 2: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp B là:

+ Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.

+ Áp dụng mô hình và công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết với người lao động

- Trường hợp 3: Các hành vi, việc làm chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh của công ty P là: làm hàng giả, hàng nhái theo thương hiệu của một hãng mĩ phẩm nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính.

♦ Yêu cầu số 2:

- Các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:

+ Tôn trọng và tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

+ Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Ví dụ:

+ Ví dụ 1: các chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế; thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,…

+ Ví dụ 2: trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không nên thông đồng với nhau để bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không nên thực hiện hành vi đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ; không đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng/ thông tin sai sự thật,… gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ,…

♦ Yêu cầu số 3:

- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:

+ (1) Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

+ (2) Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ (3) Thiếu tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện không đúng các cam kết về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với người lao động…

+ (4) Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: bán phá giá; đánh cắp thông tin, bí mật thương mại của đối thủ; đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật về đối thủ,…

- Đề xuất cách xử lí:

+ Đối với hành vi (1):

▪ Tuyên truyền để người tiêu dùng đề cao cảnh giác

▪ Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức như: cơ quan quản lí thị trường; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng,…

▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,…

▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

+ Đối với hành vi (2):

▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

+ Đối với hành vi (3):

▪ Tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ các quy định pháp luật trong Bộ Luật lao động năm 2019.

▪ Có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019.

▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

+ Đối với hành vi (4): Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo em, người kinh doanh cần có những phẩm chất gì?

Xem đáp án » 13/07/2024 9,024

Câu 2:

Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nội dung các câu dưới đây:

- Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

- Phải thì mua, vừa thì bán.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,429

Câu 3:

Em hãy nhận xét việc làm của doanh nghiệp M và chỉ ra các biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp sau:

Trường hợp. Từ khi khởi nghiệp, doanh nghiệp M đã xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, năng lực cạnh tranh cùng danh tiếng của doanh nghiệp từng bước nâng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa thiết thực.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,578

Câu 4:

Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần giữ gìn tính trung thực trong các hoạt động kinh tế.

b. Nhà kinh doanh trung thực, có trách nhiệm và luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ được khách hàng đánh giá cao, doanh thu doanh nghiệp tăng lên.

c. Giữ gìn đạo đức trong kinh doanh sẽ duy trì và hoàn thiện thái độ, hành vi của nhà kinh doanh theo hướng đúng đắn, tốt đẹp, có lợi cho người tiêu dùng và xã hội.

d. Đạo đức kinh doanh giúp thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho nhà kinh doanh.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,930

Câu 5:

Em hãy chỉ ra những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp B và nhận xét về việc làm của anh P trong tình huống sau:

Tình huống. Anh P có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và có kinh nghiệm ba năm làm trợ lí giám đốc ở nước ngoài. Vừa về nước, anh được bố giao quyền điều hành doanh nghiệp B. Anh biết doanh nghiệp này từng bị xử phạt về vệ sinh an toàn thực phẩm và đang gặp rất nhiều khó khăn vì đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, cũng như các đối tác. Sau một thời gian đấu tranh với các quan điểm kinh doanh không phù hợp của ban giám đốc, anh từng bước tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng bằng các sản phẩm chất lượng, đúng cam kết. Ngoài ra, anh chú trọng thu hút nhân viên với các chính sách đãi ngộ và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác. Năm năm sau, doanh nghiệp B phát triển lớn mạnh và được đề cử giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển” của tỉnh nhà. Phóng viên C của một tờ báo uy tín trong tỉnh tìm gặp và phỏng vấn anh P về nền tảng giúp doanh nghiệp từng mất uy tín trong kinh tế thị trường vươn lên thành công, anh P chia sẻ doanh nghiệp đã thực hiện việc đổi mới quan niệm kinh doanh theo hướng trung thực, giữ chữ tín về chất lượng sản phẩm và các đơn hàng. Anh biết cách dựa vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đề chủ động đổi mới và sáng tạo các sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp cũng đối xử bình đẳng và đảm bảo các quyền lợi của người lao động và của các đối tác kinh doanh.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,531

Câu 6:

Em hãy nhận xét việc làm và đưa ra lời khuyên cho bà B và ông T trong các trường hợp sau:

- Trường hợp a. Bà B là chủ cửa hàng kinh doanh hải sản. Để bảo quản mực, tôm không bị hư hỏng và bán được lâu, bà đã ngâm những thực phẩm này vào chậu nước có chứa hoá chất. Theo bà, nếu dùng ít hoá chất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

- Trường hợp b. Doanh nghiệp A có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm. Gần đây, Ông T - giám đốc mới đã giảm lương nhân viên và cắt giảm các chế độ đãi ngộ khiến nhiều nhân viên than phiền. Nhiều nhân viên đã viết đơn xin nghỉ việc khiến ông T rất lo lắng.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,411

Bình luận


Bình luận