Câu hỏi:

24/03/2023 326

Nhật Bản là một quốc đảo đông dân có cơ cấu dân số già. Người dân cần cù chăm chỉ trong lao động. Vậy đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.

+ Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,... thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

+ Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.

+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.

+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch.

+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú

- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư - xã hội:

+ Nhật Bản có cơ cấu dân số già, tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở mức âm đã tạo sức ép lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, tăng chi phí an sinh xã hội.

+ Nhật Bản có nền văn hóa truyền thống lâu đời,  đây là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Yêu cầu số 1: Nhận xét sự thay đổi về số dân, tỷ lệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020.

+ Nhật Bản có dân số đông, trong những năm gần đây, dân số của Nhật Bản đang có xu hướng giảm. Từ năm 2000 - 2020, dân số Nhật Bản giảm 0.7 triệu người (từ 126,9 triệu người năm 2000, xuống còn 126,2 triệu người năm 2020).

+ Tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp và cũng có xu hướng giảm. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản đã giảm 0,48% (từ 0,18% năm 2000, xuống còn -0,3% năm 2020).

- Yêu cầu số 2: Đặc điểm dân cư Nhật Bản

+ Nhật Bản có dân số đông, với 126,2 triệu người (năm 2020), đứng thứ 11 trên thế giới. Trong những năm gần đây, dân số của Nhật Bản đang có xu hướng giảm.

+ Tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp.

+ Nhật Bản có cơ cấu dân số già tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, thậm chí ở mức âm.

+ Về thành phần dân cư, người Nhật Bản chiếm khoảng 98% dân số.

+ Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản cao 338 người/km2 (2020). Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố và vùng đồng bằng ven biển.

+ Nhật Bản có mức độ đô thị hóa cao với 92% dân số sống trong các thành thị. Nhật Bản có nhiều đô thị nối liền với nhau tạo thành các vùng đô thị như: ba vùng đô thị Can-tô, Chu-ki-ô và Kin-ki chiếm tới 60% số dân Nhật Bản.

- Yêu cầu số 3: Ảnh hưởng

+ Cơ cấu dân số già, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức âm đã tạo sức ép lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, tăng chi phí an sinh xã hội.

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng cũng gây khó khăn trong việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

Lời giải

- Hiện tượng già hóa dân số gia tăng phát sinh các vấn đề lớn về tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội.

+ Do già hóa dân số và giảm tỉ lệ sinh, lực lượng lao động giảm, dẫn tới sự trì trệ của tăng trưởng kinh tế.

+ Số người cao tuổi tăng cao sẽ dẫn tới những khó khăn trong phúc lợi xã hội liên quan tới y tế và điều dưỡng.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP