Câu hỏi:
24/03/2023 744Dựa vào bảng 23.2, hãy nêu những đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế ở Nhật Bản.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các vùng kinh tế của Nhật Bản gắn với 4 đảo lớn là: Hôn-su; Hốc-cai-đô; Kiu-xiu; Xi-cô-cư và các đảo ven bờ
- Vùng kinh tế đảo Hôn-su:
+ Vùng có diện tích lớn nhất (chiếm 61% diện tích), dân số đông nhất, tập trung hầu hết ở các thành phố lớn của Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tô-ky-ô. Khí hậu phân hóa đa dạng, đường bờ biển dài với nhiều vịnh, cơ sở hạ tầng hiện đại,...
+ Vùng tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng như hóa chất, điện tử - tin học, hóa dầu, đóng tàu,... Phần lớn trung tâm công nghiệp phân bố phía nam của đảo dọc theo bờ biển Thái Bình Dương như: Tô-ky-ô, Y-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê,...
+ Nông nghiệp phát triển mạnh ở phía bắc, là vùng sản xuất lúa gạo lớn, ngoài ra còn có chè, đậu tương, hoa quả và chăn nuôi bò.
+ Các ngành dịch vụ rất phát triển như du lịch, thương mại, tài chính, giao thông vận tải,...
- Vùng kinh tế đảo Hốc-cai-đô:
+ Là vùng có diện tích rừng lớn, chiếm gần 1/4 diện tích đất nông nghiệp Nhật Bản, khí hậu có 4 mùa rõ rệt, vùng biển có nhiều ngư trường lớn, mật độ dân số thấp nhất.
+ Vùng tập trung một số ngành công nghiệp như khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy, thực phẩm, khai thác than, luyện kim đen. Các trung tâm công nghiệp như: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran,…
+ Là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản lớn nhất Nhật Bản, đứng đầu về sản lượng một số sản phẩm như lúa mì, đậu tương, củ cải đường, thịt bò,...
+ Ngành du lịch ngày càng phát triển với nhiều hoạt động thu hút du khách như tham quan suối nước nóng, công viên quốc gia hay tham gia các môn thể thao mùa đông.
- Vùng kinh tế đảo Kiu-xiu:
+ Nằm gần với các quốc gia ở châu Á, khí hậu cận nhiệt đới với lượng mưa lớn, đất nông nghiệp màu mỡ, là nơi có núi lửa hoạt - động mạnh,...
+ Ngành công nghiệp nặng tập trung chủ yếu ở phía bắc: sản xuất ô tô, hóa chất, sản xuất kim loại,... Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-i-ta…
+ Miền Đông Nam sản xuất nhiều loại nông sản như chè, lúa gạo, thuốc lá, đậu tương và cây ăn quả.
+ Hoạt động thương mại phát triển, là cửa ngõ quan trọng trong giao thương quốc tế, cảng quan trọng nhất của vùng là Na-ga-xa-ki.
- Vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư:
+ Có đường bờ biển với phong cảnh đẹp, khí hậu cận nhiệt đới, vùng có lịch sử lâu đời, còn lưu giữ nhiều công trình cổ kính, lễ hội truyền thống,...
+ Ngành công nghiệp có quy mô không lớn, chủ yếu là công nghiệp thực phẩm, hóa chất,... Trung tâm công nghiệp là Cô-chi (Kochi).
+ Sản xuất nông nghiệp tập trung ở vùng đồng bằng ven biển, với các cây trồng chính là chè, cây ăn quả,...
+ Các nét đẹp văn hóa truyền thống còn được lưu giữ, thu hút khách du lịch.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển một số ngành dịch vụ của Nhật Bản.
Câu 2:
Cho bảng số liệu sau
a. Vẽ biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản, giai đoạn 2011 - 2020.
b. So sánh và nhận xét về sự thay đổi lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản giai đoạn 2011 - 2020.
Câu 3:
Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài hãy cho biết:
- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000 - 2020.
- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Câu 4:
Dựa vào hình 23.2, hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp.
Câu 5:
Dựa vào hình 23.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản.
Câu 6:
Hãy sưu tầm thông tin và viết một đoạn văn ngắn, tìm hiểu về nông nghiệp hiện đại ở Nhật Bản và liên hệ.
về câu hỏi!