Câu hỏi:
11/07/2024 2,377Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để xây dựng bài giới thiệu (khoảng 300 chữ) về một danh nhân mà em ấn tượng nhất.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về Nguyễn Huệ
- Nguyễn Huệ (1753 - 1792) còn được gọi là Nguyễn Quang Bình (hoặc Hồ Thơm), sinh tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
- Năm 1771, khi 18 tuổi, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn, được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Nhờ có sách lược khôn khéo và sự ủng hộ của nhân dân, từ năm 1771 đến năm 1788, nghĩa quân đã lần lượt lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, tiêu diệt chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, bước đầu xóa bỏ tình trạng chia cắt lãnh thổ, đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Cuối năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ chủ động cho quân mai phục chặn đánh địch ở Rạch Gầm - Xoài Mút. Chỉ trong vòng một ngày, quân Tây Sơn đã tiêu diệt hầu hết quân Xiêm.
- Cuối năm 1788, nhà Thanh điều động 29 vạn quân tràn vào Đại Việt. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân, lấy hiệu là Quang Trung, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Với lối đánh chủ động, thần tốc và quyết liệt, với sự chỉ huy của Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ đồn Gián Khẩu, Hà Hồi rồi tấn công Ngọc Hồi và Đống Đa, đánh bại quân Thanh, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược của nhà Thanh.
- Sau khi chiến thắng quân Thanh, Quang Trung thiết lập vương triều mới, định đô ở Phú Xuân. Trong thời gian trị vì, ông đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước, như ban Chiếu khuyến nông, Chiếu khuyến học, Chiếu cầu hiền,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sử dụng tư liệu về các danh nhân đã học ở trong bài, lập bảng tóm tắt những đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc.
Câu 3:
Tìm hiểu các hoạt động tôn vinh một số danh nhân tiêu biểu ở địa phương em (tỉnh/huyện) sinh sống và chia sẻ với bạn.
Câu 4:
Vì sao các nhà sử học đánh giá Lê Quý Đôn là nhà bác học uyên thâm nhất của Việt Nam trong thế kỉ XVII?
Câu 5:
Theo em, vì sao khi giảng dạy và học tập lịch sử cần tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp chính của các danh nhân?
Câu 6:
Em hãy giải thích khái niệm danh nhân. Kể tên một số danh nhân trong lịch sử Việt Nam mà em biết.
về câu hỏi!