Câu hỏi:
28/03/2023 1,247Các nước châu Âu đã nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh tập thể giữa hai cuộc chiến tranh thế giới như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Từ năm 1919 đến năm 1922, các nước châu Âu họp và kí kết nhiều hiệp ước trong hệ thống Vécxai và hệ thống Oasinhtơn nhằm chia nhau quyền lợi, thiết lập trật tự thế giới mới, đặt cơ sở xây dựng an ninh tập thể. Hội nghị Hòa bình Vécxai (1919 - 1920) đã thành lập Hội Quốc liên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
- Ở châu Âu cũng diễn ra hàng loạt hội nghị về hòa bình và an ninh tương hỗ giữa các nước, như:
+ Hội nghị Giê-nô-va (Italia) tháng 4 và 5/1922 với sự tham gia của 29 nước, bàn về các vấn đề của châu Âu;
+ Hội nghị Lô-các-nô (Thụy Sỹ) tháng 10/1925 bàn về an ninh tập thể ở châu Âu;
+ Hiệp ước Bri-ăng Ken-lốt-giơ tháng 8/1928 với 57 quốc gia tham gia, cam kết từ bỏ chiến tranh;
+ Hội nghị giải trừ quân bị ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) từ năm 1932 đến 1935 với 63 quốc gia tham gia, đưa ra vấn đề loại trừ chiến tranh, bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế.
- Từ năm 1933 đến năm 1939, nhiều hiệp ước an ninh tương hỗ được kí kết về an ninh tập thể ở châu Âu (Hiệp ước Liên Xô - Pháp, Hiệp ước Liên Xô - Tiệp Khắc,..)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sưu tầm tư liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Câu 2:
Nêu dẫn chứng cụ thể để phân tích hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3:
Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra nửa đầu thế kỉ XX đã có những tác động gì tới tình hình thế giới.
Câu 6:
Nêu nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới ở nửa đầu thế kỉ XX.
Câu 7:
Phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu, châu Á, châu Phi đã diễn ra như thế nào?
về câu hỏi!