Câu hỏi:
28/03/2023 1,242Dựa vào hình 1.8 và thông tin trong bài, em hãy trình bày:
- Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông.
- Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu số 1: Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển giao thông vận tải ở Biển Đông
a/ Hợp tác trong khai thác tài nguyên:
- Là sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc thăm dò các nguồn tài nguyên ở các vùng, khu vực chứa tài nguyên thiên nhiên mà một trong hai hoặc cả hai quốc gia có đặc quyền khai thác do nằm trong đường biên giới hoặc vùng chồng lấn giữa các quốc gia đó với các quốc gia khác.
- Một số hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên phổ biến gồm: hợp tác trong khai thác thủy sản, khoáng sản, nguồn năng lượng tái tạo, tài nguyên du lịch biển,…
- Thứ nhất, hợp tác trong khai thác thủy sản:
+ Giữa các nước khu vực Đông Nam Á có chung Biển Đông đã thực hiện hợp tác đa phương, tiêu biểu như: diễn đàn tham vấn thủy sản Đông Nam Á.
+ Ngoài hợp tác đa phương còn có hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông. Việt Nam đã ký kết 4 điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến ngày cá hợp tác trên biển với các nước trong và ngoài khu vực.
- Thứ hai, hợp tác trong khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác: Các hợp tác trong khai thác dầu khí đa dạng bao gồm hợp tác song phương, hợp tác đa phương. Cụ thể:
+ Hợp tác giữa Malaixia và Thái Lan về vấn đề khai thác chung dầu khí tại vùng biển chồng lấn trong khu vực Biển Đông (1979)
+ Hợp tác giữa Việt Nam và Malaixia về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng biển chồng lấn (1992)
+ Hợp tác giữa Việt Nam và Inđônêxia về phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước (2003)
+ Hợp tác giữa Việt Nam, Philíppin và Trung Quốc về khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực Thỏa thuận tại Biển Đông (2005)
+ Hợp tác giữa Philíppin và Trung Quốc về việc hợp tác khai thác dầu khí chung ở Biển Đông (2018).
+ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia đã hợp tác nghiên cứu, xây dựng Quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển.
+ Một số quốc gia còn hợp tác trong nghiên cứu và khai thác các loại tài nguyên khóang sản khác, tiêu biểu là hợp tác trong khai thác băng cháy, như hợp tác nghiên cứu băng cháy giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ ở Biển Đông.
- Thứ ba, hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo: đang là xu hướng mới tại Biển Đông. Một số hợp tác như:
+ Hợp tác trong khai thác điện gió ngoài khơi ở tỉnh Bình Thuận giữa Việt Nam và Đan Mạch;
+ Hợp tác trong khai thác điện ngoài khơi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữa Việt Nam và Pháp;
+ Hợp tác trong nghiên cứu tiềm năng điện sóng biển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,...
- Thứ tư, hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển:
+ Việt Nam đã kí kết Thỏa thuận, bản ghi nhớ với Philíppin và Xingapo về phát triển du lịch tàu biển;
+ Việt Nam kí kết hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam giữa các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang với Campuchia và Thái Lan.
- Thứ năm, hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển:
+ Việt Nam và Trung Quốc đã kí Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ (năm 2017).
+ Các nước thành viên ASEAN cũng đã xây dựng cơ chế tham gia hợp tác biển, như: Tuyên bố của Lãnh đạo Cấp cao ASEAN về Chống rác thải trên biển và Khung hành động nhằm xử lí vấn nạn rác thải, sáng kiến lập Mạng lưới ASEAN về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU),...
b/ Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải
- Các quốc gia Đông Nam Á có chung Biển Đông đã tham gia các diễn đàn đa phương tại ASEAN như:
+ Hội nghị quan chức cấp cao giao thông vận tải ASEAN (STOM);
+ Hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN (ATM).
- Các quốc gia có chung Biển Đông cũng đã kí các hiệp định hợp tác song phương trong phát triển giao thông vận tải biển như: hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc thông qua Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.
- Ngoài ra, còn có sự hợp tác song phương giữa các nước có chung Biển Đông với các nước, khu vực khác trên thế giới như các nước Tây Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len (New Zealand),...
* Yêu cầu số 2: Vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông
Các hợp tác cụ thể trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng gồm hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông và hợp tác trong các hoạt động an ninh quốc phòng trên biển.
- Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
+ Ngày 4/11/2002 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnôm Pênh (Campuchia), các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC).
+ Ngày 6/8/2017, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Manila (Philíppin), Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc chính thức đưa ra dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
- Các hiệp định và biên bản ghi nhớ
+ Hiệp định hợp tác quốc phòng (DCA) giữa Việt Nam và Xingapo.
+ Hiệp định hợp tác giữa Xingapo, Inđônêxia và Malaixia nhằm tiến hành tập trận chung trên biển và phối hợp tuần tra hàng hải tại eo Malắcca (Malacca).
+ Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Philíppin, năm 2010.
- Quan hệ quốc phòng song phương và đa phương không ngừng được mở rộng và phát triển. Điều này góp phần quan trọng trong việc gìn giữ an ninh quốc phòng của các nước trong khu vực. Các hợp tác về quốc phòng, an ninh, vấn đề về chủ quyền của một số quốc gia trên Biển Đông cần tìm được sự đồng thuận chung.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành thông tin theo bảng sau để thể hiện đặc điểm và vai trò của tài nguyên thiên nhiên ở lưu vực sông Mê Công.
Tài nguyên thiên nhiên |
Đặc điểm chính |
Cho ví dụ về vai trò |
Tài nguyên nước |
? |
? |
Tài nguyên sinh vật |
? |
? |
Câu 3:
Dựa vào hình 1.1, hình 1.2 và thông tin trong bài, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.
Câu 4:
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày lí do ra đời của Uỷ hội sông Mê Công.
- Nêu ra mục tiêu của Uỷ hội sông Mê Công.
Câu 5:
Dựa vào hình 1.3 và hình 1.4, bảng 1 và thông tin trong bài, hãy giới thiệu về một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công.
Câu 6:
Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành thông tin theo bảng sau về hợp tác giữa các nước trong khai thác Biển Đông.
Nội dung hợp tác |
Một số hợp tác cụ thể |
Các nước tham gia |
Hợp tác trong khai thác thủy sản |
|
|
Hợp tác trong khai thác dầu khí |
|
|
Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải |
|
|
Hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng |
|
|
47 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án (Phần 2)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Bài 14 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (Phần 1)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Bài 11 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
29 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án (Phần 2)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!