Câu hỏi:
12/07/2024 8,273Thế nào là tội phạm sử dụng công nghệ cao? Em hãy nêu một số cách thức hoạt động phổ biến và một số hành vi phạm tội của tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Khái niệm: Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.
- Một số cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm sử dụng công nghệ cao:
+ Cài hoặc sao chép các phần mềm độc hại vào các công cụ lưu trữ, thiết bị kết nối máy tính.
+ Chiếm đoạt quyền quản trị hệ thống, can thiệp vào dữ liệu hoặc hệ điều hành, ngăn chặn truyền tải dữ liệu.
+ Khai thác các lỗ hổng bảo mật, lấy cắp tên và mật khẩu đăng nhập của người dùng, lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng, truy cập trái phép vào hệ thống tài khoản ngân hàng; chiếm đoạt tài khoản thư điện tử, mạng xã hội, gửi tin nhắn, cuộc gọi qua mạng viễn thông.
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy; vu khống; mua bán người; môi giới mại dâm; xâm hại tỉnh dục trẻ em; buôn bán hàng cấm, hàng gia, đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép....
- Một số hành vi phạm tội của tội phạm sử dụng công nghệ cao:
+ Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
+ Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử.
+ Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
+ Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
+ Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, chiếm đoạt tài sản.
+ Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hoá trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
+ Sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh.
+ Cố ý gây nhiễu có hại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Là học sinh, em đã làm gì để góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội và sử dụng công nghệ cao?
Câu 2:
Công dân có trách nhiệm gì trong phòng, chống tệ nạn xã hội và tội phạm sử dụng công nghệ cao?
Câu 3:
Em hãy nêu một số loại tội phạm và cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm.
Câu 4:
Hôm nay nghỉ học, Kiên rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Lan vội ngăn Kiên: “Như thế là đánh bạc trái phép đầy". Kiên nói: “Chỉ đánh ít tiền thì không sao đâu”.
Theo em, Lan cần làm gì để giúp Kiên và các bạn không vi phạm pháp luật?
Câu 5:
Tệ nạn xã hội là gì? Em hãy quan sát hình 3.2 và nêu khái niệm các tệ nạn: ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan.
Câu 6:
Trên đường đi học về, bạn K gặp một nhóm bạn đang chơi chọi gà ăn tiền. K muốn tham gia nhưng không có tiền. Bạn H trong nhóm nói với K: “Cứ vào chơi đi, tớ cho vay tiền. Nếu thắng thì trả tớ, thua thì thôi”.
Em hãy nhận xét, góp ý cho bạn K và bạn H.
Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 3 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án
Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!