Câu hỏi:
12/07/2024 4,478Em hãy nêu cấu tạo, tính năng, tác dụng của kíp thường, nụ xuỳ và dây cháy chậm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Kíp thường
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của kíp thường là: vỏ kíp; mắt ngỗng; bát kim loại; thuốc gây nổ và thuốc nổ mạnh. Kíp thường được phân ra 10 cỡ, từ cỡ số 1 đến cỡ số 10; cỡ số kíp càng lớn, thuốc càng nhiều, gây nổ càng mạnh.
+ Tính năng, tác dụng: Cảm ứng của kíp rất nhạy; nếu có va chạm, cọ xát, chấn động mạnh, vật nặng đè lên, tăng nhiệt độ hoặc chọc vào thuốc gây nổ (mắt ngỗng) đều có thể nổ. Kíp dùng gây nổ các khối thuốc nổ, dây nổ hoặc các trạm truyền nổ.
- Nụ xùy:
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của nụ xùy gồm: vỏ; gờ định vị dây cháy chậm; lỗ thoát khí; dây kim loại; bát kim loại chứa thuốc phát lửa; dây giật.
+ Tính năng, tác dụng: Nụ xùy phát lửa rất nhạy nhưng khi hút ẩm thì không phát lửa. Nụ xùy dùng để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm hoặc trực tiếp gây nổ kíp; thường sử dụng trong các tình huống chiến đấu, nhất là đêm tối, thời tiết mưa gió.
- Dây cháy chậm:
+ Cấu tạo: Các bộ phận chính của dây cháy chậm gồm: vỏ; lớp sợi; lõi thuốc đen và dây tim
+ Tính năng, tác dụng: Tốc độ cháy trung bình của dây cháy chậm trong không khí là 1 cm/s, nếu cháy dưới nước thì tốc độ nhanh hơn. Dây cháy chậm dùng để dẫn lửa gây nổ kíp. Để bảo đảm an toàn cho người đánh thuốc nổ, cần xác định chiều dài dây cháy chậm dựa vào tính năng, ý định, cách đánh và khoảng cách.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy quan sát hình 6.2, hình 6.3 và cho biết súng tiểu liên AK có bao nhiêu bộ phận chính? Nêu tên các bộ phận đó.
Câu 3:
Em hãy so sánh tính năng, tác dụng của thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4.
Câu 4:
Em hãy nêu những điểm giống nhau của súng trường CKC và súng tiểu liên AK.
Câu 5:
Điểm giống và khác nhau giữa vật cản nhân tạo và vũ khí tự tạo là gì?
Câu 6:
Vật cản là gì? Thế nào là vật cản tự nhiên, vật cản nhân tạo, vật cản nổ, vật cản không nổ?
về câu hỏi!