Câu hỏi:
11/07/2024 587Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22:
- Liệt kê những thành tựu chính về kiến trúc thời Mạc và rút ra nhận xét.
- Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.
- Nêu những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1: Liệt kê thành tựu kiến trúc chính thời Mạc
- Những thành tựu chính về kiến trúc thời Mạc:
+ Kiến trúc cung đình, với các công trình tiêu biểu như: thành nhà Mạc (ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang); một số cung điện ở Dương Kinh (Hải Phòng).
+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, với các công trình tiêu biểu như: chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội); đình Lỗ Hạnh ở làng Đông Lỗ (Hiệp Hoà, Bắc Giang); đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội); đạo quán Hưng Thánh (Hà Nội),…
- Nhận xét:
+ Do bối cảnh nội chiến kéo dài nên kiến trúc cung đình thời Mạc không có điều kiện phát triển. Tính chất phòng thủ là đặc điểm chi phối kiến trúc cung đình thời kì này.
+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian có sự hưng khởi, phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lê sơ.
♦ Yêu cầu số 2: Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc
(*) Tham khảo: mô tả đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)
- Đình Tây Đằng hiện nay tọa lạc tại thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Căn cứ vào dấu vết kiến trúc và nghệ thuật trang trí hiện còn, có thể khẳng định, đình Tây Đằng có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỷ XVI. Đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, và lần gần đây nhất là vào năm 2002 - 2004.
- Kiến trúc của đình gồm: cổng đình, hồ bán nguyệt, nghi môn, tả- hữu mạc, đại đình, giếng đình và một số hạng mục phụ trợ khác.
+ Cổng đình: được xây khá đơn giản, với hai trụ liền tường bao. Trụ có tiết diện hình vuông, với đầu cột bổ trụ ô lồng đèn, không có hoa văn trang trí.
+ Hồ bán nguyệt: ở vị trí phía trước sân đình, trong hồ thả sen. Ven hồ có hai đường dẫn vào nghi môn và sân đình.
+ Nghi môn: được xây theo dạng tứ trụ. Đỉnh trụ đắp tứ phượng, đầu quay về bốn hướng, đuôi chụm lại tạo thành hình trái giành. Phía dưới phượng là phần mui luyện, với bốn mặt đắp trang trí hình hổ phù uy nghi. Tiếp đến là các ô lồng đèn, có trang trí đề tài tứ linh. Thân trụ soi gờ kẻ chỉ, bên trong đắp nổi các câu đối chữ Hán. Đế trụ thắt dạng cổ bồng
+ Tả - hữu mạc: nằm ở hai bên phía trước đại đình, được khởi dựng vào năm Canh Thân (1860). Mỗi toà đều có 3 gian, 2 chái, kết cấu chồng diêm, mái lợp ngói mũi hài, góc mái dạng đao cong, có trang trí hình rồng.
+ Đại đình: có bố cục mặt bằng dạng chữ Nhất, quay hướng Nam. Nền đình được lát bằng gạch Bát Tràng, cao hơn sân 60 cm. Đình có bộ mái thấp, lớn, lợp ngói mũi hài nhiều lớp, với 4 mái xòe rộng, trùm ra ngoài vỉa nền và hai chái. Hai đầu bờ nóc là hai con lân cõng trên lưng một vân xoắn lớn.
- Các mảng chạm khắc trang trí trên kết cấu gỗ của đình Tây Đằng đã đạt đến đỉnh cao, tinh tế và điêu luyện. Đề tài trang trí phong phú, đa dạng về loại hình, gồm: linh vật, hình tượng thiên thần, hình tượng con người,..
- Đình Tây Đằng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương, nơi hội tụ cộng đồng làng xã, mà còn là một “bảo tàng văn hoá, nghệ thuật dân gian” sống động, là nguồn tư liệu sáng giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của cộng đồng và dân tộc.
♦ Yêu cầu số 3: Nêu điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc
+ Kiến trúc cung đình:
▪ Tại Thăng Long, nhà Mạc tiếp quản gần như toàn bộ các công trình cung điện của nhà Lê sơ để lại, không xây dựng thêm và cũng ít tu bổ.
▪ Xây dựng nhiều cung điện ở Dương Kinh (thuộc Hải Phòng ngày nay).
+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian: có sự phát triển mạnh mẽ
▪ Nhiều ngôi chùa được sửa sang, tu bổ, tôn tạo hoặc xây mới. Tiêu biểu như: chùa Bà Tấm (Hà Nội), chùa Cập Nhất ở Thanh Hà (Hải Dương), chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội),…
▪ Đình làng trở nên phổ biến và là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng làng xã. Hai ngôi đình nổi tiếng nhất thời Mạc là: đình Lỗ Hạnh ở làng Đông Lỗ (Hiệp Hoà, Bắc Giang) và đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội).
▪ Nhiều đạo quán có điều kiện sửa sang, tu bổ. Tiêu biểu là: quán Hưng Thánh, quán Hội Linh và quán Linh Tiên (Hà Nội), quán Tiên Phúc (Hải Dương),...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm hiểu và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn. Giới thiệu những điểm giống và khác nhau đó với thầy cô và bạn học.
Câu 2:
Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn theo mẫu sau:
Câu 3:
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13, 14:
- Nêu những thành tựu chính về kiến trúc thời Lê sơ và rút ra nhận xét.
- Mô tả một công trình kiến trúc thời Lê sơ mà em ấn tượng nhất.
Câu 4:
Dựa vào thông tin mục a
- Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý và rút ra nhận xét.
- Mô tả một công trình kiến trúc thời Lý mà em ấn tượng nhất.
Câu 5:
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6:
- Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý và rút ra nhận xét.
- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lý mà em ấn tượng nhất.
Câu 6:
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 7 đến 10:
- Nêu những thành tựu chính về kiến trúc thời Trần và rút ra nhận xét.
- Mô tả một công trình kiến trúc thời Trần mà em ấn tượng nhất.
Câu 7:
Dựa vào thông tin và quan sát hình ảnh trong mục b:
- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Trần và rút ra nhận xét.
- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Trần mà em ấn tượng nhất.
về câu hỏi!