Câu hỏi:
12/07/2024 15,625Em hãy nêu tính năng, cấu tạo và cách sử dụng lựu đạn F-1, lựu đạn LĐ-01 của Việt Nam.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Lựu đạn F-1 Việt Nam:
- Tính năng: Trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá huỷ một số loại phương tiện chiến tranh của đối phương bằng mảnh gang và sức ép khi thuốc.
- Cấu tạo:
+ Thân lựu đạn được đúc bằng gang có khía tạo thành múi, bên trong nhồi thuốc nổ, cổ lựu đạn có ren để liên kết với bộ phận gây nổ.
+ Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn;
+ Các bộ phận chính của bộ phận gây nổ là: cần bẩy; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; thuốc cháy chậm; kíp.
- Cách sử dụng:
+ Lúc bình thường, chốt an toàn giữ cần bẩy không cho cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy giữ đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bị ép lại.
+ Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào kíp gây nổ lựu đạn.
+ Để rút chốt an toàn, phải uốn thẳng chốt an toàn, dùng lực giật của hai tay rút chốt an toàn. Nếu không ném lựu đạn thì lắp lại chốt an toàn.
♦ Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam:
- Tính năng: Dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng.
- Cấu tạo:
+ Vỏ lựu đạn làm bằng thép gồm hai nửa (trên và dưới) được hàn với nhau, mặt trong khía rãnh để tạo nhiều mảnh khi nổ.
+ Thân lựu đạn nhồi thuốc nổ bằng phương pháp đúc, miệng lựu đạn có lỗ ren để lắp ngòi nổ.
+ Các bộ phận chính của bộ phận gây nổ, gồm: chốt cài; lò xo kim hỏa; kim hỏa; hạt lửa; liều giữ chậm và kíp.
- Cách sử dụng:
+ Lúc bình thường, kim hỏa nằm ngửa và được mặt trên của cần mỏ vịt ép chặt. Mỏ vịt được giữ chặt với thân ngòi bằng chốt an toàn, chốt cài, vòng kéo để giữ an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
+ Khi rút chốt an toàn, cần bẩy bung ra, kim hỏa được giải phóng chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào kíp gây nổ lựu đạn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Động tác đứng ném lựu đạn thường được vận dụng trong trường hợp nào?
Câu 2:
Động tác quỳ ném lựu đạn thường được vận dụng trong trường hợp nào?
Câu 3:
Hình 10.1 mô tả một số động tác ném lựu đạn. Theo em, các động tác có trong hình được thực hiện ở các tư thế nào của chiến sĩ?
Câu 4:
Em hãy nêu những điểm chung về tính năng, cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 và lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
Câu 5:
Động tác nằm ném lựu đạn thường được vận dụng trong trường hợp nào?
Câu 6:
Ném lựu đạn ở các tư thế đứng, quý, nằm:
- Cá nhân tự thực hiện.
- Thực hiện theo nhóm: một người thực hiện động tác nằm ném lựu đạn; những người còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 3 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án
Giáo dục quốc phòng lớp 11 Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
15 câu Trắc nghiệm GDQP 11 Cánh diều Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!