Câu hỏi:
12/07/2024 662- Đọc trước bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mai Liễu.
- Hãy tìm hiểu và chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía bắc nước ta vào mùa xuân.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thông tin về tác giả Mai Liễu:
+ Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.
+ Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.
+ Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi. Không chỉ như vậy thơ Mai Liễu còn là nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương do những đổi thay của cuộc sống cá nhân, khiến người đọc nhìn thấy những điều lớn lao hơn về sự thay đổi của cả một cộng đồng. Thơ ông lặng lẽ với câu chữ hồn hậu, nguyên sơ của tình người miền núi, để rồi những câu chữ thấm hồn dân tộc ấy cứ đọng lại mãi trong lòng người.
+ Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…
- Ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và con người ở vùng núi phía bắc nước ta vào mùa xuân: khi mùa xuân đến đem theo sức sống khắp muôn nơi, cả vùng núi như một tấm khăn thổ cẩm rực rỡ sắc màu, bừng sáng lên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hiểm trở cùng những cánh đồng hoa bạt ngàn trải dài dưới các thung lũng, triền núi, triền đồi. Đến với các cung đường nơi đây, ta như lạc giữa tiên cảnh đẹp mê hoặc lòng người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.
Câu 2:
Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống, về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...)
Câu 3:
Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.
Câu 4:
Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?
Câu 5:
Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?
Câu 6:
Giả sử sau dấu ba chấm Nếu mai em về… là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?
về câu hỏi!