Câu hỏi:
12/07/2024 2,181Em hãy viết bài giới thiệu một tấm gương tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp cho người lao động tại địa phương.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo: Tấm gương khởi nghiệp của anh Lương Văn Trường - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc HTX Thanh niên Nam Đại Dương (xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sau thu hoạch của trường Đại học Đà Lạt năm 2011, với mong muốn ứng dụng kiến thức của bản thân giúp đỡ bà con nông dân, anh Lương Văn Trường đã tham gia Dự án quốc gia 600 Phó Chủ tịch xã trẻ giai đoạn từ năm 2012 - 2016; được nhận nhiệm vụ phụ trách nông lâm nghiệp tại xã Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai).
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, năm 2017, anh Trường quyết định trở về quê hương tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Đinh để lập nghiệp. Nhận thấy ở Nam Định có lợi thế rất nhiều trong thâm canh cây lúa nhưng lại không có sản phẩm, thương hiệu nào thực sự nổi bật; trong khi diện tích đất trồng nông nghiệp bị bỏ hoang nhiều do người dân bỏ đồng ruộng vào nhà máy làm việc để có thu nhập cao hơn,… anh Trường quyết định tập trung sản xuất để đưa ra sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu gạo Nam Định.
Được sự tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền xã Tân Thịnh (huyện Nam Trực), anh Trường đã thuê lại 7 ha đất nông nghiệp thành lập “Nông trại Cờ Đỏ” để sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Trong quá trình sản xuất quy mô lớn, ban đầu anh đã gặp rất nhiều khó khăn. Có thời điểm toàn bộ diện tích lúa bị mất trắng do mưa nhiều, không kịp tiêu thoát nước, gieo giống xong lại mưa, nên giống chết; ngâm hạt giống để gieo tiếp thì nước chưa rút, giống lại thối. Anh Trường mất trắng 4-5 tấn thóc giống, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Nhưng cũng từ thất bại đó, anh đã tìm cách xử lý kéo dài thời gian bảo quản hạt giống và cho ra đời quy trình sản xuất hạt giống lúa đã nảy mầm sẵn. Quy trình do anh Trường sáng tạo ra đã được Chứng nhận quyền tác giả số 10205/2020/QTG; được chấp nhận đơn đăng ký sáng chế vào tháng 2/2021.
Sản phẩm hạt giống nảy mầm sẵn của anh Trường được các tập đoàn sản xuất lúa giống hàng đầu tại Việt Nam liên hệ hợp tác. Từ công nghệ sản xuất này, anh đã nảy ra ý tưởng sản xuất gạo mầm tươi với giá trị dinh dưỡng cao. Với những lợi ích vượt trội đối với sức khỏe người tiêu dùng, sản phẩm gạo mầm tươi của Nông trại Cờ Đỏ khi đưa ra thị trường đã được đông đảo người tiêu dùng tiếp nhận.
Từ một nông trại đơn lẻ, đến giữa năm 2021, anh Trường đã liên kết, tập hợp những người cùng chí hướng, cùng đam mê thành lập Hợp tác xã (HTX) Thanh niên Nam Đại Dương với 7 thành viên, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất với diện tích lên đến 40 ha tại các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc và Vụ Bản. Năm 2021, doanh thu của HTX Thanh niên Nam Đại Dương lên tới 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 - 70 lao động tại địa phương.
Chia sẻ về chặng đường lập nghiệp của bản thân, anh Trường cho biết: “HTX Thanh niên Nam Đại Dương được thành lập từ đầu năm 2021, giữa lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó khăn trăm bề. Với tinh thần “Thanh niên Nam Định vươn ra biển lớn” như ý nghĩa trong cái tên HTX, chúng tôi đã cùng nhau vượt qua thách thức, đón các cơ hội từ khó khăn và sẽ đưa công nghệ ra thế giới”.
Những nỗ lực vượt khó khởi nghiệp thành công của anh Trường đã được ghi nhận, năm 2020, anh Trường được Trung ương Đoàn trao tặng Bằng khen “Đoàn viên thanh niên có công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc”; năm 2021 được lọt vào top 21 đội thi xuất sắc nhất của cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì biến đổi khí hậu 2021” do Trung ương Đoàn chứng nhận; đạt giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Nam Định do Hội liên hiệp Khoa học Kỹ thuật tỉnh Nam Định tổ chức. Sản phẩm của anh trong năm 2021 tiếp tục lọt top 10 cuộc thi khởi nghiệp quốc gia 2021, trở thành Đại sứ chương trình: Dự án phát triển xã hội bền vững SEF 2021, đạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp thanh niên nông thôn với dự án “Nông trại Cờ Đỏ” do Trung ương Đoàn tổ chức và vinh dự đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc 2021.
Trong thời gian tới, anh Lương Văn Trường cùng HTX Thanh niên Nam Đại Dương sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cải tiến, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, chống thoái hoá đất sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, HTX sẽ tiếp tục nghiên cứu, mở rộng sản xuất, phấn đấu xuất khẩu gạo mầm tươi và công nghệ hạt giống nảy mầm sẵn ra thị trường nước ngoài, góp phần khẳng định giá trị nông sản và công nghệ nông nghiệp của Việt Nam trên thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:
a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.
c. Người đi du học mới về nước chưa kiếm được việc làm.
Câu 2:
Em hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thất nghiệp của một số sinh viên ngành Dược, Điều dưỡng ở tỉnh N.
Trường hợp 2. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh N, số sinh viên theo học các ngành Dược, Điều dưỡng ở các hệ cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp hằng năm rất lớn. Tuy nhiên mỗi năm, tỉnh chỉ bố trí được chỗ làm với số lượng có hạn cho đối tượng này nên nhiều sinh viên ra trường bị thất nghiệp. Trong khi đó, tỉnh rất cần các bác sĩ có chuyên môn cao nhưng lại khó tuyển dụng.
Câu 3:
Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Câu 4:
Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau đây? Vì sao?
a. Để giải quyết việc làm, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm.
b. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp ở địa phương.
c. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động.
d. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết thất nghiệp.
Câu 5:
Chị Y và nhóm bạn thất nghiệp do những nguyên nhân nào?
Trường hợp 1. Chị Y và nhóm bạn của mình đang thất nghiệp. Chị Y đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp nhưng làm nhân viên hành chính cho một cơ sở giáo dục. Sau một thời gian làm việc, chị quyết định thôi việc để đi tìm công việc mới phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Anh X bị doanh nghiệp cho thôi việc do vi phạm kỉ luật lao động nhiều lần, anh T bị mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Câu 6:
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp X phải thu hẹp quy mô sản xuất khiến ông A và nhiều lao động khác bị mất việc làm, không có thu nhập. Đã gần hai tháng, ông A tìm việc ở nhiều nơi nhưng vẫn chưa được.
Câu hỏi: Ở trường hợp trên, ông A và người lao động của doanh nghiệp X đang gặp phải vấn đề gì? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề đó.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!