Câu hỏi:
11/07/2024 2,131Em có nhận xét gì về năng lực kinh doanh của các chủ thể kinh doanh dưới đây?
a. Có ý định tổ chức kinh doanh ở gần cổng trường trung học phổ thông, chị V đi tham quan, tìm hiểu một vài cửa hàng kinh doanh gần đó và quyết định sẽ áp dụng đúng mô hình kinh doanh bánh ngọt của nhà bác T mà không cần phải xây dựng ý tưởng kinh doanh riêng cho mình.
b. Bà C có ý định mở cửa hàng kinh doanh tại nhà từ lâu nhưng vẫn chần chừ chưa tiến hành vi lo ngại việc kinh doanh không hiệu quả sẽ bị thua lỗ.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Trường hợp a. Năng lực kinh doanh của chị T chưa tốt, vì:
+ Chị T chưa xác định được những vấn đề cơ bản trong việc kinh doanh (kinh doanh mặt hàng gì? Phục vụ đối tượng nào? Phương thức kinh doanh như thế nào?...); chưa đề ra được những định hướng chiến lược, ý tưởng riêng cho hoạt động kinh doanh của bản thân… mà chị lại áp dụng một cách máy móc mô hình kinh doanh bánh ngọt của bác T. => Điều này cho thấy chị V thiếu năng lực lãnh đạo.
+ Chị T lựa chọn kinh doanh bánh ngọt là kết quả từ việc chị T đi khảo sát thị trường, không xuất phát từ kiến thức và năng lực chuyên môn của bản thân chị V.
- Trường hợp b. Năng lực kinh doanh của bà C chưa tốt, vì: tâm lí e ngại, sợ thua lỗ, thái độ chần chừ, thiếu quyết đoán có thể khiến cho bà C bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi cho quá trình kinh doanh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh giúp chị D xác định những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào?
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Ý tưởng kinh doanh tốt là đáp ứng được nhu cầu thị trường.
b. Ý tưởng kinh doanh tốt là phải mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
c. Cơ hội kinh doanh là do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang đến.
d. Mọi cơ hội kinh doanh đều là những điều kiện thuận lợi nên cần nắm bắt và thực hiện ngay.
Câu 3:
Ông H đã thể hiện những năng lực nào trong kinh doanh?
Trường hợp. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông H làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh doanh ô tô. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.
Câu 4:
Em hãy thực hành xây dựng một ý tưởng kinh doanh trong một hội chợ giả định do chi đoàn lớp em tổ chức và phân tích với thầy cô và các bạn ý tưởng kinh doanh đó.
Câu 5:
Em hãy sưu tầm và viết bài giới thiệu về một tấm gương doanh nhân thành đạt nhờ có năng lực kinh doanh.
Câu 6:
Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào khác? Vì sao?
Câu 7:
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!