Câu hỏi:
12/07/2024 744Hãy trình bài sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sự phát triển của ngành dầu mỏ Việt Nam: Năm 1986, tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ được khai thác đã đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam. Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, có trữ lượng xác minh trên 500 triệu tấn (khoảng 3,5 tỉ thùng), được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietsovpetro) tổ chức khai thác một cách hệ thống và hiệu quả với sản lượng lớn (khoảng 12 triệu tấn/năm) là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong số liệu dầu khí thế giới. Liên doanh Vietsovpetro nay là Việt – Nga “Vietsovpetro" trong 30 năm từ 1986 đến 2016 đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô và cung cấp vào bờ trên 30 tỉ m3 khí đồng hành. Tính đến năm 2020, Vietsovpetro đã khai thác được tổng số trên 239 triệu tấn dầu thô.
Trải qua gần bốn thập kỉ, Petrovietnam đã có bước trưởng thành vượt bậc về mọi mặt để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia. Tiếp nối sau Vietsovpetro, Tập đoàn dầu khí Nhật bản – Việt Nam (JVPC), Công ty dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ),.... đã phát hiện và tổ chức khai thác có hiệu quả các mỏ Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Nâu, Cá Ngừ Vàng, Ruby, Nam Rồng – Đồi Mồi, Hải Sư Đen,... Gần 50 công trình biển đã được kết nối hệ thống công nghệ liên hoàn để khai thác 5 mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng và Nam Rỗng – Đồi Mồi.
Việt Nam có tiềm năng dầu khí rất lớn và những phát hiện mới về dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, khu vực quần đảo Hoàng Sa làm tăng thêm niềm tin, tạo động lực cho chúng ta phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ.
Với những thành tựu và bước phát triển vượt bậc, ngành công nghiệp dầu mỏ đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu khí trên thế giới, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và cũng là yếu tố quan trọng giữ vững chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước, đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh?
Câu 2:
Hãy tìm hiểu hoạt động của nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên và khí dầu mỏ của Việt Nam.
Câu 3:
Hãy tìm hiểu vai trò của các nước OPEC trong hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu mỏ.
Câu 4:
Tại sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền ?
Câu 5:
Hãy tìm hiểu sự tác động của hoạt động khai thác dầu khí đến môi trường và trả lời câu hỏi:
1. Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào?
2. Cho biết một ví dụ về sự cố tràn dầu trên biển, phân tích nguyên nhân, tác hại của nó đối với con người và môi trường.
Câu 6:
Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam phát triển như thế nào?
Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ?
Tại sao nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người?
về câu hỏi!