Câu hỏi:
13/07/2024 782Viết công thức cấu tạo của các chất carbonyl có công thức phân tử là C3H6O. Trình bày tối thiểu hai phương pháp hoá học để phân biệt các chất đó. Lập sơ đồ (hoặc bảng), ghi rõ hiện tượng và viết các phương trình hoá học để giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Công thức cấu tạo của các chất carbonyl có công thức phân tử C3H6O là:
CH3CH2CHO: propanal.
CH3COCH3: propanone.
Cách 1: Phân biệt propanal và propanone bằng thuốc thử Tollens:
Chất |
CH3CH2CHO |
CH3COCH3 |
Hiện tượng với thuốc thử Tollens |
Kết tủa bạc |
Không hiện tượng |
Phương trình hoá học:
CH3CH2CHO + 2[Ag(NH3)2OH] CH3CH2COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.
Cách 2: Phân biệt propanal và propanone bằng thuốc thử Cu(OH)2/OH-.
Chất |
CH3CH2CHO |
CH3COCH3 |
Hiện tượng với thuốc thử Cu(OH)2/OH- |
Kết tủa đỏ gạch |
Không hiện tượng |
Phương trình hoá học:
CH3CH2CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3CH2COONa + Cu2O + 3H2O.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Công thức cấu tạo của acetone là
A. CH3COCH2CH3.
B. CH3CH2COCH2CH3.
C. CH3COCH3.
D. CH3CHO.
Câu 2:
Khử CH3COCH3 bằng LiAlH4 thu được sản phẩm là
A. ethanal.
B. acetone.
C. propan – 1 – ol.
D. propan – 2 – ol.
Câu 3:
Hợp chất hữu cơ X được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được X chứa 62,07%C; 10,34%H; còn lại là O. Trên phổ MS của X, người ta thấy có peak ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 58. Trên phổ IR của X có một peak trong vùng 1 670 – 1740 cm-1. Chất X không có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để tạo ra kết tủa màu đỏ gạch. Xác định công thức cấu tạo của X.
Câu 4:
Viết phương trình hoá học (nếu có) của phản ứng giữa propanal và propanone với:
a) Thuốc thử Tollens.
b) Cu(OH)2/OH-.
Câu 5:
Chuẩn bị: Dung dịch I2 trong KI, dung dịch NaOH 10%, acetaldehyde; ống nghiệm.
Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch I2 trong KI và khoảng 1 mL dung dịch NaOH 10%. Nhỏ từ từ 5 – 7 giọt acetaldehyde vào ống nghiệm. Lắc đều.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm và giải thích.
Câu 6:
Cho ba chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức phân tử là C3H6O. Chất A có mạch carbon và có phản ứng tráng bạc; chất B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng iodoform; chất C làm mất màu nước bromine. Khi hydrogen hoá C rồi oxi hoá sản phẩm thì được A. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C theo danh pháp thay thế.
Câu 7:
Cho các chất có công thức sau: C2H6, C2H5OH, HCH = O, CH3CH = O, CH3CH2CH=O và các dữ liệu nhiệt độ sôi là 78,3 oC, -89 oC, 21 oC, -21 oC, 49 oC (không theo thứ tự). Hãy dự đoán nhiệt độ sôi tương ứng với mỗi mẫu chất trên. Giải thích.
về câu hỏi!