Câu hỏi:
12/07/2024 932Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a. Xã B là một xã miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống rất khó khăn. Gần đây, trên địa bàn xã xuất hiện một số người lạ mặt đến truyền đạo. Họ lén lút tiếp cận các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tặng quà và tiền, sau đó tuyên truyền, vận động những gia đình này đi theo đạo mới để được thoát nghèo, để có tiền mua xe, xây nhà. Tin lời nhóm người này, ông Q đã đồng ý gia nhập đạo, dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ bê công việc nương rẫy để nghe giảng đạo và ép buộc vợ con cũng phải thực hiện giống minh.
Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không? Vì sao?
Tình huống b. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O là người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Bố anh cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.
Em hãy cho biết, trong tình huống trên, những hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
- Tình huống a. Hành vi của nhóm người lạ và ông Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi của nhóm người lạ là mua chuộc, dụ dỗ người dân đi theo tôn giáo mới, khiến người dẫn ảo tưởng về tương lai, rời xa thực tế, sao những công việc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hằng ngày. Hành vi của ông Q ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của gia đình, khiến kinh tế sa sút, vợ con sợ hãi, không được thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình.
- Tình huống b. Trong tình huống trên, hành vi tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về người theo tôn giáo G từ những người thân của anh H và hành vi yêu cầu chị – từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X rồi mới đồng ý cho cưới của bố anh H là những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc tỏ thái độ không hài lòng, chê bai, có những lời lẽ không hay về người theo tôn giáo G thể hiện sự thiếu tôn trọng, thái độ kì thị của những người thân trong gia đình anh H đối với tôn giáo G và quyền tự do tôn giáo của chị C. Việc bố anh H yêu cầu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X nổi mới đồng ý cho cưới thể hiện thái độ độc đoán, ép buộc, coi thường quyền tự do tôn giáo. Các hành vi này đều không phù hợp với quy định của pháp luật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Mỗi người chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.
b. Mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
c. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm riêng của những người theo tín ngưỡng và tôn giáo.
e. Thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, gìn giữ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Câu 3:
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống a. Gia đình Q tham gia một tôn giáo nên mọi người cũng muốn Q tham gia cùng. Q đã từng bày tỏ thái độ từ chối nhưng một số người thân trong nhà không đồng ý, và dùng nhiều cách để ép Q tham gia. Q cảm thấy bất lực và mệt mỏi.
Nếu là Q, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để mọi người trong gia đình hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Tình huống b. Gần đây, một số bạn trong lớp G bị lôi kéo tham gia một tôn giáo lạ và thường có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, không đúng với thực tế khiến học tập sa sút.
Nếu là G, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để các bạn trong lớp hiểu được tác hại và không tham gia tôn giáo lạ đó nữa?
Câu 4:
Câu 5:
1/ Em hãy cho biết, trong những trường hợp trên, các bạn X, B và A đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng?
2/ Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Nêu ví dụ về việc học sinh thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày.
Câu 6:
Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?
a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.
b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.
c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.
d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.
về câu hỏi!