Câu hỏi:
12/07/2024 572Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Chiếm giữ chỗ ở của người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
b. Bất kì chỗ ở nào mà công dân dùng vào mục đích cư trú thì đều được pháp luật bảo vệ.
c. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó cho phép, trừ trường hợp luật có quy định.
d. Cơ quan công an có thể khám xét chỗ ở của công dân khi có dấu hiệu nghi vấn tại đó có công cụ, phương tiện phạm tội.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi chiếm, giữ chỗ ở của người khác bằng thủ đoạn trái pháp luật mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020, chỉ có chỗ ở hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ.
- Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là chỉ khi một người cho phép mới được vào chỗ ở của người đó. Tuy nhiên, luật có quy định những trường hợp khi có căn cứ và thực hiện đúng trình tự pháp luật thì có thể vào chỗ ở người khác mà không cần sự đồng ý của họ.
- Nhận định d. Không đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), để cơ quan công an có thể khám xét thì cần phải có căn cứ theo quy định pháp luật cụ thể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
a. Ông A và bà B tranh chấp ngôi nhà mà vợ chồng bà B cùng các con chưa thành niên đang cư trú hợp pháp. Các bên đã khởi kiện vụ việc tranh chấp nhà tại Toà án. Trong khi chờ Toà án giải quyết, lợi dụng lúc gia đình bà B đi vắng, ông A cùng một số người đã phá khoá cửa, di chuyển đồ đạc của bà B ra khỏi nhà và chiếm giữ trái phép nhà của bà B làm cho gia đình bà B không còn chỗ ở.
Hãy phân tích hành vi của ông A, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
b. Anh M và chị N kết hôn với nhau đã hơn 10 năm. Tài sản chung của hai vợ chồng là một ngôi nhà hai tầng khá khang trang. Vì nhiều lí do khác nhau, hai vợ chồng anh chị quyết định li hôn. Trong thời gian chờ Toà án giải quyết yêu cầu phân chia tài sản, nhân khi chị N đi vắng, anh M đã thay hệ thống khoá mới và không cho chị N về lại nhà của mình. Không có chỗ ở, chị N phải về nhà cha mẹ đẻ để ngủ nhờ.
- Cho biết đánh giá của em về hành vi của anh M.
- Đưa ra cách ứng xử của em trong trường hợp nếu là chị N.
Câu 2:
Câu 3:
Nhận xét hành vi của các nhân vật trong tình huống sau:
Trên đường đi học về, bạn N thấy có người lạ mặt đang tìm cách mở khoá cổng để vào nhà hàng xóm. N nói:“Có người lạ đang tìm cách vào nhà bác hàng xóm, chúng ta phải tìm cách báo cho bác ấy hoặc báo công an". Nghe vậy, M trả lời: “Họ vào nhà hàng xóm chứ có vào nhà mình đâu mà quan tâm”. N đáp: “Chúng ta phải có trách nhiệm trình báo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Câu 4:
- Em hãy cho biết hành vi nào của anh B, anh C vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
- Theo em, anh B và anh C có bị pháp luật xử lí không? Vì sao?
Câu 5:
Em hãy đưa ra đánh giá của mình về các hành vi sau:
a. Anh A tích cực tham gia tuyên truyền quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
b. Bạn T xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới được vào nhà họ để khảo sát ý kiến.
c. Cơ quan điều tra tiến hành khám xét nhà của anh A khi chưa có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát đối với lệnh khám xét.
d. Bà D cho thuê nhà nhưng khi chưa hết hạn hợp đồng thuê, bà đã yêu cầu người thuê ra khỏi nhà.
Câu 6:
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!