Câu hỏi:
11/07/2024 595- Trình bày nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin trên.
- Cho biết các chủ thể trong trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Em hãy cho biết công dân có quyền gì trong tiếp cận thông tin. Cho ví dụ về các loại thông tin được tiếp cận.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin:
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan.
- Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
+ Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.
+ Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.
+ Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
♦ Yêu cầu số 2: Hành vi của các chủ thể tại trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí; cụ thể: đăng tải thông tin gây hoang mang và cản trở phóng viên tác nghiệp hợp pháp.
♦ Yêu cầu số 3:
- Nội dung Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tiếp cận thông tin của công dân:
+ Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
+ Công dân có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
b) Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
c) Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
(Theo: Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016)
- Ví dụ: Chị Lan muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Chị Lan đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi chị Lan trình bày về mong muốn của mình, chị đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mà chị đề nghị và được giải thích rõ về những nội dung trong thông tin.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Theo quy định của pháp luật, quyền tự do ngôn luận không bị giới hạn.
b. Công dân có quyền sáng tạo sản phẩm báo chí và cung cấp thông tin cho báo chí.
c. Công dân không bị giới hạn trong việc tiếp cận các loại thông tin.
d. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.
e. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp: Qua tìm hiểu thông tin, bạn D (học sinh lớp 11) được biết báo M đang tuyển cộng tác viên cho mảng tin tức học đường. D đã mạnh dạn liên hệ với Toà soạn báo M và nhận được thư mời cộng tác. Từ đó, D đã có nhiều bài viết lan toả những thông tin tích cực về ngôi trường D đang theo học.
Câu hỏi:
- Em hãy đánh giá về việc làm của bạn D.
- Em hãy kể ra ba hành vi tuân thủ quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin mà em biết.
Câu 5:
- Cho biết những quyền tự do dân chủ được đề cập trong thông tin trên.
- Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về những quyền tự do dân chủ đó.
Thông tin. Khoản 2 Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự năm 1966 quy định:
“Mọi người có quyền tự do biểu đạt. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
Câu 6:
Theo em, những hành vi sau đây có phù hợp với quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?
a. Bạn A tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Trẻ em (sửa đổi).
b. Bạn B viết những tin ngắn tuyên truyền về Hiến pháp năm 2013 để đăng lên bản tin của phường nơi mình cư trú.
c. Ông Y yêu cầu được tiếp cận thông tin liên quan đến an ninh quốc gia.
d. Anh D liên hệ Toà soạn báo C để phản ánh tình hình ô nhiễm tiếng ổn ở địa bàn mình cư trú.
e. Mẹ của B không cho B tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trên địa bàn sinh sống.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
16 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 5 có đáp án
về câu hỏi!