Câu hỏi:
29/06/2023 298Hai chất hữu cơ X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ 15,456 lít O2, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa và dung dịch F. Khối lượng dung dịch F giảm 32,28 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (t°) thu được 19,44 gam Ag. Nếu cho 10,32 gam hỗn hợp E tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1,5M (t°), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tính cho 20,64 gam E:
nO2 = 0,69, đặt a, b là số mol CO2 và H2O
Bảo toàn khối lượng: 44a + 18b = 20,64 + 0,69.32
Δm = 44a + 18b – 100a = -32,28
→ a = 0,75 và b = 0,54
E tráng gương nên X là HCOOH. Quy đổi E thành HCOOH (0,18); CnH2n+2-2kO2 (u mol); CmH2m+2O2 (v mol) và H2O (-2v mol)
nCO2 = 0,18 + nu + mv = 0,75 (1)
nH2O = 0,18 + u(n + 1 – k) + v(m + 1) – 2v = 0,54 (2)
Bảo toàn O:
0,18.2 + 2u + 2v – 2v + 0,69.2 = 0,75.2 + 0,54 → u = 0,15
(1) – (2) → u(k – 1) + v = 0,21
→ u(k – 1) < 0,21 → k < 2,4
Mặt khác, khi k = 1 thì v = 0,21: Vô lí, vì v phải nhỏ hơn u → k = 2 là nghiệm duy nhất
Khi đó v = 0,06
(1) → 5n + 2m = 19
Do n ≥ 3 và m ≥ 2 nên n = 3 và m = 2 là nghiệm duy nhất.
Vậy trong 20,64 gam E chứa: HCOOH (0,18); CH2=CH-COOH (0,15); C2H4(OH)2 (0,06) và H2O (-0,12)
Vậy: 10,32 gam E + KOH (0,225 mol) thu được chất rắn chứa HCOOK (0,09); CH2=CH-COOK (0,075) và KOH dư (0,06)
→ m rắn = 19,17 gam
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đốt cháy 4,3 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 6,86 gam hỗn hợp oxit X. Toàn bộ hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
Câu 2:
Một loại khí thiên nhiên có thành phần phần trăm về thể tích các khí như sau: 80% metan; 15,0% etan; còn lại là tạp chất không cháy. Biết nhiệt lượng tỏa ra khi đốt hoàn toàn 1 mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng: 880,0 kJ; 1560,0 kJ và để nâng nhiệt độ của 1,0 gam nước lên 1ºC cần cung cấp 4,2 J nhiệt lượng. Để nâng nhiệt độ của 3 lít nước từ 25ºC lên 100ºC cần đốt cháy vừa đủ V lít khí thiên nhiên ở trên. Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml và lượng nhiệt bị tổn hao là 10%. Giá trị gần nhất của V là
Câu 3:
Tiến hành thí nghiệm theo trình tự sau:
Bước 1: Cho một đinh sắt đã đánh sạch bề mặt vào ống nghiệm (ống nghiệm A).
Bước 2: Rót vào ống nghiệm A khoảng 3 - 4 ml dung dịch HCl, đun nóng nhẹ đến khi không còn khí thoát ra.
Bước 3: Lấy khoảng 4 – 5 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm khác (ống nghiệm B) và đun sôi.
Bước 4: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch ở ống nghiệm A vào ống nghiệm B rồi để yên một thời gian.
Cho các phát biểu sau:
(a) Khí thoát ra của phản ứng ở bước 2 có màu vàng lục.
(b) Mục đích đun sôi dung dịch NaOH ở bước 3 là để tăng tốc độ phản ứng ở bước 4.
(c) Ngay sau bước 4, trong ống nghiệm B có chất kết tủa màu trắng hơi xanh.
(d) Sau khi để yên một thời gian, kết tủa trong ống nghiệm B chuyển dần sang màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
Câu 4:
Đun nóng 100 gam dung dịch saccarozơ 3,42% (xúc tác axit vô cơ loãng) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) đun nóng, thu được 2,592 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân saccarozơ là
Câu 5:
Khi thủy phân este X có công thức phân tử C3H6O2 trong môi trường axit, thu được axit Y có phản ứng tráng gương và ancol Z. Công thức cấu tạo của X là
Câu 6:
Chất nào sau đây được dùng làm trong nước đục, dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong nhuộm vải?
về câu hỏi!