Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
1. Mục đích
- Thực hiện được một số thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây.
- Quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây.
2. Kết quả và giải thích
a. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng sáng
- Kết quả: Ở cốc có điều kiện chiếu sáng đầy đủ, các cây đậu mọc thẳng lên phía trên. Ở cốc có điều kiện chiếu sáng từ một phía, các cây mọc nghiêng về phía có nguồn ánh sáng.
- Giải thích: Ở cốc có điều kiện chiếu sáng từ một phía, sự tác động không đều của ánh sáng ở 2 phía của chồi đỉnh dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của chồi đỉnh (auxin tập trung ở phía nhận được ít ánh sáng hơn). Kết quả, phía nhận được ít ánh sáng hơn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây về hướng có ánh sáng.
b. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng nước và hướng trọng lực
- Kết quả: Rễ của hạt luôn hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực và nguồn nước). Thân của hạt luôn hướng lên trên (ngược chiều trọng lực và nguồn nước).
- Giải thích: Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực). Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).
c. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng hoá
- Kết quả: Rễ của hạt mọc hướng về phía có đặt phân bón.
- Giải thích: Phân NPK tác động theo một hướng dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của rễ (auxin tập trung ở phía không có phân NPK). Do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở phía không có phân NPK gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, phía có phân NPK ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong về phía có phân NPK.
3. Trả lời câu hỏi
a. Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non hay không?
Trả lời: Khi hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, ánh sáng chiếu thẳng xuống cây con, cây sinh trưởng vươn thẳng theo hướng của ánh sáng, khi đó sẽ không quan sát được hiện tượng thân cây cong về phía ánh sáng.
b. Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, có thể thay thế phân bón bằng những chất nào khác để quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây ngô?
Trả lời: Loại phân bón hay chất dinh dưỡng khác như phân vi lượng, phân vi sinh, phân vô cơ (đạm, lân, kali), phân hữu cơ, bã trà,… hay các chất độc với cây trồng như muối của các kim loại nặng cũng có thể sử dụng được để quan sát tính hướng hoá của thực vật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát thực tế hoặc qua tranh, ảnh, video một số hiện tượng hướng động và ứng động. Xác định loại hướng động, tác nhân kích thích và hình thức phản ứng của mỗi hiện tượng bằng cách kẻ bảng và điền nội dung vào ô thích hợp theo mẫu sau:
về câu hỏi!