Câu hỏi:
11/07/2024 824Dựa vào tài liệu khoa học, internet, hỏi bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về chất kích thích trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Thế nào là lạm dụng chất kích thích?
2. Cần làm gì để cai nghiện chất kích thích và phòng tránh tình trạng nghiện chất kích thích?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Lạm dụng chất kích thích là tình trạng một người sử dụng chất kích thích dẫn đến phụ thuộc vào chất kích thích, mặc dù biết rằng chất kích thích có thể đưa đến những hậu quả nguy hại đối với cơ thể. Lạm dụng chất kích thích gây ra những thay đổi về cấu trúc và cơ chế hoạt động của não và gây nghiện.
2.
• Cách để cai nghiện chất kích thích: Khi bị nghiện chất kích thích nào đó, việc cai nghiện là rất khó khăn. Người muốn cai nghiện phải đặt ra quyết tâm cai nghiện rất cao và thực hiện nghiêm túc quy trình cai nghiện. Quy trình cai nghiện cần có sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về cai nghiện.
• Cách phòng, tránh tình trạng nghiện chất kích thích:
- Gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về tác hại của chất kích thích dưới mọi hình thức.
- Luôn có ý thức rèn luyện kĩ năng kiểm soát bản thân trước những cám dỗ, hiếu kì,... tuyệt đối nói không với ma tuý, thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu, bia.
- Tìm cho mình những hình thức giải trí, lối sống lành mạnh, làm giảm căng thẳng, buồn bực, lo âu.
- Người nghiện chất kích thích cần được hỗ trợ, quan tâm chia sẻ của mọi người khi thực hiện cai nghiện chất kích thích.
- Nếu phát hiện, cần cung cấp thông tin của người sử dụng chất kích thích, đặc biệt là ma tuý cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lí, tránh được hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và cộng đồng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? Tại sao bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được?
Câu 2:
Vi khuẩn Clostridium botulinum đôi khi xuất hiện trong thức ăn để lâu ngoài không khí tiết ra độc tố botulinum, độc tố này ngăn cản giải phóng acetylcholine ở chùy synapse thần kinh – cơ xương. Nếu ăn phải thức ăn có loại vi khuẩn này thì hậu quả sẽ như thế nào? Giải thích.
Câu 3:
Tại sao thông tin truyền qua synapse chỉ theo một chiều, từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều ngược lại?
Câu 4:
Thụ thể cảm giác là gì? Cho biết các loại thụ thể cảm giác và vai trò của chúng. Để có cảm giác cần những bộ phận nào?
Câu 5:
Nếu nhìn gần trong thời gian dài (ví dụ: đọc sách dưới ánh sáng yếu, bàn ghế không phù hợp với kích thước cơ thể) làm thủy tinh thể phồng lên và giữ nguyên ở trạng thái phồng. Trạng thái phồng của thủy tinh thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nhìn các vật? Giải thích.
Câu 6:
Neuron có cấu tạo như thế nào? Ưu thế của neuron có nhiều hơn một sợi nhánh so với chỉ có một sợi nhánh là gì? Giải thích.
Câu 7:
Tại sao chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt?
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!