Câu hỏi:
13/07/2024 667Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?
i. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?
k. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?
l. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
h. Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp để Quy cũng nhớ lại những trận mưa Quy thấy, trải nghiệm. Giúp Quy có chất liệu để viết bài văn tả mưa.
i. Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ vì bố của Quy mỗi lần ngồi vào bàn, bố nhìn thẳng bức tường, nhìn một lúc rồi bố cầm bút viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Đây là phép lạ với Quy.
k. Sau khi đọc bài, em biết rằng: để viết bài văn tốt không cần phải nhìn thấy những gì hiện ra trước mắt, mà cần sự liên tưởng, tưởng tượng và nhớ lại những trải nghiệm trước đó của bản thân.
l. Câu nhận xét bạn Quy: Quy là một bạn nhỏ lém lỉnh, nhìn cuộc sống một cách chân thực, thật thà. Tâm hồn trẻ thơ trong Quy đang dần được nuôi lớn bởi người bố tài giỏi, khéo léo vô cùng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây:
Cái giàn mướp bố tôi bắc chìa ra mặt ao như mái nhà.
Mầm cây mới lên chỉ có mấy cái lá mảnh mai, màu xanh như men sứ. Ít hôm sau, mướp đã leo thoăn thoắt lên tới mặt giàn. Những tay mướp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh trước gió. Chẳng bao lâu, giàn mướp đã xanh um những lá.
Theo Vũ Tú Nam
Câu 2:
Nghe – viết:
Văn bản: Ngôi trường nơi đầu ngọn sóng
Trường Tiểu học Sinh Tồn nằm giữa những hàng cây phong ba, cây bàng vuông xanh thẫm trên đảo Sinh Tồn đầy nắng gió. Hằng năm, trường đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân xã Sinh Tồn, Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu,... Ở nơi đầu ngọn sóng, các bạn nhỏ ngày một trưởng thành và thêm yêu biển đảo quê hương.
(Phan Phùng Duy)
Câu 4:
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật.
– Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
– Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào?
• Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
Trực tiếp |
Gián tiếp |
• Thân bài:
+ Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?
• Kết bài
Không mở rộng |
Mở rộng |
– Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.
Câu 5:
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
Câu 7:
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Bài thơ: Tiếng chim
Sau mưa chim hót tưng bừng
Ngỡ cơn mưa nở ra từng đàn chim
Đầy không gian tiếng gọi tìm
Giơ tay tưởng chạm vào nghìn âm thanh
Vườn cây lá mượt mà xanh
Tiếng chim nặng trĩu đầu cành bềnh bồng
Bên sông dựng chiếc cầu vồng
Rung rinh gánh tiếng hót cong hai đầu
Vùng đồng ló mặt đỏ au
Gió xua mây xám cho bầu trời xanh
Mái trường rực rỡ bình minh
Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng
Tiếng chim rộn rã từng không
Sân trường em cũng một vùng xôn xao.
(Thanh Hào)
Đọc đoạn từ đầu đến "cho bầu trời xanh" và trả lời câu hỏi: Tác giả tưởng tượng những đàn chim từ đâu tới? Vì sao?
về câu hỏi!