Câu hỏi:
13/07/2024 230Thuật lại một ngày hội được tổ chức ở trường em.
Gợi ý:
– Mở bài: Giới thiệu ngày hội.
– Thân bài: Thuật lại các hoạt động của ngày hội theo trình tự thời gian hoặc không gian.
• Khi thuật mỗi hoạt động cần chú ý:
+ Xác định thời gian hoặc địa điểm diễn ra.
+ Chú ý thuật hoạt động, cảm xúc của người tham gia.
• Thuật kĩ hoạt động em ấn tượng nhất.
– Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia ngày hội.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh.
Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.
Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.
Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 4B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nom bạn cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"
Tốp ca các anh chị lớp 5E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…
Tiếp đến các "nhà thơ" lớp 4 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 5A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.
Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngả. Em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi *:
Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây * (khẳng khiu, khoẻ mạnh) chống lại cái lạnh của mùa đông đã * (nhú, nở) những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh * (êm dịu, êm ả) làm đất trời là (sáng bừng, sáng rực) lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng bắt đầu * (nhen, nhóm) lên trên những cánh hoa nở sớm.
Theo Lục Mạnh Cường
Câu 2:
Viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức dưới đây:
a. Trường mầm non Bạch Long Vĩ
b. Trường trung học cơ sở Bạch Long Vĩ
c. Trung tâm văn hoá – Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ
d. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
Câu 3:
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Vì sao nhà vua nhận xét Chôm là chú bé trung thực và dũng cảm?
i. Theo em, vì sao Chôm trở thành ông vua hiền minh?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.
I. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về hành động của cậu bé Chôm.
Câu 4:
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Con suối nhỏ
Tôi là con suối nhỏ
Nằm dưới tàn cây xanh
Bạn của nai, của thỏ
Của hoa thơm, trái lành.
Tôi là con suối nhỏ
Nằm ở dưới chân đồi
Bạn của sương, của gió
Của vầng trăng lưng trời.
Tôi là con suối nhỏ
Trong veo và ngọt ngào
Đàn tôi reo róc rách
Khi trầm, khi vút cao.
Tôi là con suối nhỏ
Men bờ đá tôi đi
Tôi yêu cua, yêu cá
Tiếng hát ru thầm thì.
Tôi là con suối nhỏ
Bước chân không biết dừng
Mang niềm vui bày tỏ
Với dòng sông mênh mông.
Mai sông về biển mẹ
Có bước tôi theo về
Biển nằm nghe tôi kể
Câu chuyện dài sơn khê...
(Nguyễn Lãm Thắng)
1. Đọc đoạn từ đầu đến "Tiếng hát ru thầm thì." và trả lời câu hỏi: Con suối nhỏ là bạn của những sự vật nào? Vì sao? |
2. Đọc đoạn từ đầu đến "Tiếng hát ru thầm thì." và trả lời câu hỏi: Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp? |
3. Đọc đoạn từ "Tôi là con suối nhỏ/ Trong veo và ngọt ngào" đến hết và trả lời câu hỏi: Con suối nhỏ yêu những gì? Vì sao? |
4. Đọc đoạn từ "Tôi là con suối nhỏ/ Trong veo và ngọt ngào" đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, suối sẽ kể những gì với biển? |
Câu 5:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Bác xà cừ vươn cao
Cam la đà mặt đất
Chuối, hồng, cau,... họp mặt
Cùng chung sống chan hoà
Gió đi qua gật gù
Chim tới khen rối rít
Mây che qua vòm mắt
Đất màu dành tốt tươi
Vườn cây sống thật vui
Nắng mưa cùng chia sẻ
Đêm đêm ru nhau ngủ
Bình minh lại xôn xao...
(Nguyễn Trọng Hoàn)
a. Tìm các danh từ chỉ cây cối, danh từ chỉ hiện tượng có trong đoạn thơ.
b. Tìm trong đoạn thơ các sự vật được nhân hoá và cho biết mỗi sự vật được nhân hoá bằng cách nào?
c. Nêu cảm nhận của em về vườn cây trong đoạn thơ.
Câu 6:
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Văn bản: Những hạt thóc giống
Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu:
– Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không. Không ai trả lời. Lúc ấy, nhà vua mới ôn tồn nói:
– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!
Rồi vua dõng dạc nói tiếp:
– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Chôm được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.
(Truyện dân gian Khmer)
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Nhà vua giao hẹn điều gì khi giao thóc giống cho người dân?
• Ai làm cho thóc nảy mầm nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
• Ai làm cho thóc nảy mầm nhiều nhất sẽ được truyền ngôi.
• Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
• Ai thu hoạch thóc nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
b. Thóc giống nhà vua phát cho người dân đem về gieo trồng có gì đặc biệt?
• Thóc giống chắc, mẩy.
• Thóc giống chỉ toàn hạt lép.
• Thóc giống đã nảy mầm.
• Thóc giống đã được luộc kĩ.
c. Theo em, vì sao người dân nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua?
• Vì vụ mùa năm ấy bội thu.
• Vì ai cũng muốn nối ngôi vua.
Vì họ trồng trọt rất giỏi.
• Vì họ làm lụng rất chăm chỉ.
d. Vì sao chú bé Chôm tâu vua rằng mình không làm cho thóc nảy mầm được?
• Vì Chôm không sợ bị phạt.
• Vì Chôm không giỏi trồng trọt.
• Vì Chôm là chú bé lười biếng.
• Vì Chôm là chú bé trung thực.
e. Từ nào trong câu "Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm." là
động từ?
• đều
• sững sờ
• thú tội
• lời thú tội
g. Từ ngữ nào có nghĩa giống với từ in đậm trong câu: "Trung thực là đức tính quý nhất của con người."?
• thật thà
• thật lòng
• thật tình
• thật tâm
Câu 7:
Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết 3 – 4 câu về một loài cây hoặc một loài vật em thích.
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!