Câu hỏi:
12/07/2024 507Chuẩn bị: 1 lọ thủy tinh không đáy, 1 cốc nến, 1 đế xốp, 1 đế xốp bị cắt một phần, que cắm, chong chóng, diêm.
Tiến hành:
- Đặt cốc nến lên đế và thắp nến. Úp lọ thủy tinh lên đế, vài giây sau nến tắt (Hình 2a).
- Thực hiện như trên nhưng thay bằng đế đã bị cắt một phần, vài giây sau nến vẫn cháy (Hình 2b).
- Cắm que vào đế và đặt chong chóng lên đầu que như hình 2c, chong chóng quay.
Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?
- Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?
- Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí bên ngoài lọ.
- Không khí đã vào lọ ở hình 2b từ phần đế xốp bị cắt.
- Chong chóng ở hình 2c quay vì có không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng và gây ra gió.
Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở địa phương em có hay xảy ra bão không? Nếu có hãy nêu những thiệt hại do bão gây ra mà em biết.
Câu 2:
Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn.
Câu 3:
Để giảm các thiệt hại do bão gây ra, hãy nêu các cách phòng chống khác mà em biết.
Câu 4:
Khi có bão, gia đình và địa phương em đã thực hiện các cách nào để giảm thiểu thiệt hại?
Câu 5:
Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích.
Câu 6:
Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích.
về câu hỏi!