Câu hỏi:

19/07/2023 1,296

Em hãy viết một bài luận nói về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử, ứng cử.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

(*) Bài viết tham khảo: Bầu cử - quyền và nghĩa vụ của công dân!

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh, biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó... Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri”. Người căn dặn: “…dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”.

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân,… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân”. Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, thiết thực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã hy sinh xương máu để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ.

Thực tế qua nhiều cuộc bầu cử, bên cạnh số đông cử tri tâm huyết với đất nước, nêu cao trách nhiệm công dân, cũng còn một bộ phận cử tri có biểu hiện bàng quan, lơ là với việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Biểu hiện phổ biến ở những cử tri này là thiếu quan tâm đến cuộc bầu cử, coi sự kiện chính trị quan trọng này không có liên quan đến bản thân mình nên thường nhờ người khác bầu hộ, thậm chí không tham gia bỏ phiếu. Một bộ phận không nhỏ cử tri không tìm hiểu kỹ về nhân thân các ứng cử viên, không căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu để so sánh, lựa chọn người thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Có cử tri khi cầm lá phiếu trong tay vẫn chưa biết số lượng đại biểu được bầu, chưa hiểu biết về từng ứng cử viên, nên gạch tên đại biểu một cách vô thức, rồi bỏ vào hòm phiếu để được đóng dấu “Đã đi bầu”. Chính những biểu hiện này không những tự mình tước bỏ quyền lợi thiêng liêng của mình, mà còn là hành xử thiếu trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, các loại tội phạm chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là khi cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sắp diễn ra, chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”…; chúng ngông cuồng đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu mà Nhân dân ta đã đạt được; xuyên tạc bản chất, tình hình cuộc bầu cử với các luận điệu mị dân như như: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Không thể có bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”, “Bầu cử chỉ là hình thức vì Đảng đã sắp xếp trước rồi”, “Cần xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc bầu cử”… Qua đó, nhằm lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử. Mục đích lớn nhất của bọn chúng là xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, yêu cầu Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được lãnh đạo công tác bầu cử. Càng gần tới kỳ bầu cử, bọn chúng càng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi, xúi giục Nhân dân trong nước tẩy chay bầu cử, có những hành vi phá rối, gây mất an ninh trật tự ở các khu vực bỏ phiếu hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động bầu cử; tung tin bôi nhọ, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, nhằm gây ngộ nhận trong cử tri, từ đó tác động cử tri không bỏ phiếu bầu cho những đồng chí này vào Quốc hội…

Chính vì vậy, để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của công dân. Để đảm bảo thực hiện đúng và đủ quyền, nghĩa vụ của công dân trong công tác bầu cử thì mỗi công dân cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, mỗi công dân cần nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích của Cuộc bầu cử, quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, những quy định cụ thể về quy định và thể lệ bầu cử thông qua việc tự tìm hiểu trên các phương tiên thông tin đại chúng, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri, trên cơ sở đó để lựa chọn những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, thật sự tiêu biểu của dân tại cơ quan dân cử.

Hai là, mỗi công dân cần tự mình tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn đại biểu, cơ cấu cần thiết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, số lượng ứng cử viên và số đại biểu được bầu tại đơn vị bầu cử. Ứng cử viên ghi trong phiếu bầu cử là những người đã được lựa chọn, đều đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi cầm lá phiếu trên tay, mỗi công dân cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có kiến thức, năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử.

Ba là, mỗi công dân phải là người có trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội, hết sức tỉnh táo trước những thông tin xấu độc trên mạng xã hội, đề cao cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn thâm độc của kẻ xấu; không ủng hộ, không chia sẻ các thông tin xấu độc, có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và chế độ; mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như ngoài xã hội; không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở Cuộc bầu cử.

Mỗi cử tri cần phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng, xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước./.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Qua tìm hiểu và nghiên cứu, chị M đã quyết định lựa chọn anh Q là đại biểu để bầu vào Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chị M đang viết phiếu bầu cho anh Q thì anh T cùng đi tham gia bầu cử đã cố ý nhìn trộm nội dung phiếu bầu của chị M và kể lại cho mọi người xung quanh.

a) Em có đồng ý với hành vi của anh T không? Vì sao?

b) Nếu là chị M, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình?

Xem đáp án » 19/07/2023 1,494

Câu 2:

Để chuẩn bị cho đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã sắp tới, xã của N đang thực hiện tuyên truyền cho người dân các quy định của pháp luật về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Bố của N rất quan tâm đến những thay đổi về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử. Nhưng mẹ của N thì cho rằng, không cần quan tâm đến những thông tin tuyên truyền, chỉ cần bầu cho người có trình độ cao là được.

a) Em hãy nhận xét hành vi của bố và mẹ N.

b) Nếu là N, em sẽ cùng bố giải thích như thế nào để mẹ hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tham gia bầu cử

Xem đáp án » 19/07/2023 1,014

Câu 3:

D rất vui mừng vì được tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Khi chuẩn bị bỏ phiếu, anh A đã đề nghị D bỏ phiếu cho mình vì cùng ở một thôn và D đã đồng ý.

a) Theo em, hành vi của anh A và D có thể dẫn đến những hậu quả gì về thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử?

b) Nếu là D trong trường hợp trên, em có đồng ý với đề nghị của anh A không? Vì sao?

Xem đáp án » 19/07/2023 994

Câu 4:

Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể nào sau đây là thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Vì sao?

A. Anh T trực tiếp bỏ lá phiếu bầu cử của mình vào hòm phiếu.

B. Ông V tự mình ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã dù đang bị áp dụng hình phạt tù hưởng án treo.

C. Bà P không cho con gái nghỉ làm để đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

D. Ban G viết hộ phiếu bầu cho anh E tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu vì anh E bị khuyết tật.

Xem đáp án » 19/07/2023 925

Câu 5:

Theo em, nội dung nào sau đây là quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Vì sao?

A. Công dân Việt Nam 18 tuổi là có quyền bầu cử.

B. Công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử theo nguyên tắc bình đẳng.

C. Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng hình thức duy nhất là tự ứng cử.

D. Công dân đang thi hành hình phạt tù theo bản án của Toà án không có quyền bầu cử.

E. Công dân là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Xem đáp án » 19/07/2023 711

Câu 6:

a) Em hãy xác định nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong hai thông tin trên.

b) Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử trong các trường hợp trên.

Xem đáp án » 19/07/2023 301

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn

ĐỀ THI LIÊN QUAN

Xem thêm »
tuyen-dung-giao-vien-1900