Câu hỏi:
19/07/2023 959Mô tả sự điều tiết tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng. Cho biết cách thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Mô tả sự điều tiết tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng:
Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng gồm ba giai đoạn là nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng do độ đóng mở của khí khổng điều tiết:
+ Khi tế bào khí khổng tích luỹ các chất thẩm thấu như K+, malate, sucrose sẽ trương nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở → tăng cường sự thoát hơi nước.
+ Sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút nước, lỗ khí đóng lại → làm hạn chế sự thoát hơi nước.
Sự tích luỹ hay giải phóng các chất thẩm thấu trong tế bào khí khổng phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí hoặc các tác nhân bên trong như mức độ no nước của cây, cân bằng ion và các hormone thực vật.
- Cách thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước: Thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước bằng cách giảm làm giảm bề mặt thoát hơi nước (lá biến thành gai) hoặc tăng độ dày lớp cuticle trên bề mặt lá.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật là không đúng?
A. Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra đồng thời quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
B. Năng lượng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng được sử dụng toàn bộ cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. Năng lượng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng một phần được các sinh vật dự trữ, một phần sử dụng cho các hoạt động sống và lượng lớn được giải phóng trở lại môi trường dưới dạng nhiệt năng.
D. Cơ thể sử dụng năng lượng ATP cho các hoạt động sống cơ bản và trả lại môi trường một phần năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
Câu 2:
Nêu các đặc điểm thích nghi của thực vật C4 và CAM với điều kiện môi trường bất lợi.
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây về vai trò của nước là không đúng?
A. Nước là thành phần cấu tạo tế bào thực vật.
B. Nước là môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật.
C. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong cơ thể thực vật.
D. Nước điều hoà cân bằng nội môi trong cơ thể thực vật.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hoá tự dưỡng?
A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.
B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn.
C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp.
D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 5:
Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật quang tự dưỡng?
A. Bèo hoa dâu.
B. Vi khuẩn oxi hoá sắt.
C. Vi khuẩn lam.
D. Tảo lục.
Câu 6:
Tim của những loài động vật nào sau đây có 4 ngăn?
(1) Cá
(2) Ếch
(3) Cá sấu
(4) Rùa
(5) Gà
(6) Mèo
A. (1), (3) và (5).
B. (2), (4) và (6).
C. (4), (5) và (6).
D. (3), (5) và (6).
Câu 7:
Những khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật?
(1) Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
(2) Chuyển hoá các chất vô cơ thành hợp chất hữu cơ.
(3) Phân giải hợp chất hữu cơ và tạo ra các tiền chất để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác.
(4) Giải phóng nhiệt năng giúp thực vật chống chịu môi trường lạnh.
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
về câu hỏi!