Câu hỏi:
19/07/2023 221Vừa tiêu hoá nội bào, vừa tiêu hoá ngoại bào ở thuỷ tức có ý nghĩa gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ý nghĩa của việc vừa tiêu hoá nội bào, vừa tiêu hoá ngoại bào ở thuỷ tức: Thuỷ tức có kích thước cơ thể nhỏ và tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá (túi tiêu hoá chỉ có một đường để thức ăn vào, chất thải đi ra) không có cơ quan tiêu hoá chuyên biệt. Do đó, thuỷ tức không thể lưu trữ thức ăn lâu trong túi tiêu hoá và tiêu hoá dần mà thức ăn cần được tiêu hoá hết, đào thải hết chất thải thì mới tiếp tục quá trình lấy thức ăn tiếp được. Bởi vậy, vừa tiêu hoá nội bào, vừa tiêu hoá ngoại bào sẽ giúp thuỷ tức nâng cao hiệu quả tiêu hoá: tiêu hoá ngoại bào ở thuỷ tức sẽ giúp thuỷ tức tiêu hoá được thức ăn tương đối lớn, đồng thời, chúng phải tận dụng tiêu hoá nội bào để tiêu hoá nhanh thức ăn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật là không đúng?
A. Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra đồng thời quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
B. Năng lượng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng được sử dụng toàn bộ cho các hoạt động sống của sinh vật.
C. Năng lượng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng một phần được các sinh vật dự trữ, một phần sử dụng cho các hoạt động sống và lượng lớn được giải phóng trở lại môi trường dưới dạng nhiệt năng.
D. Cơ thể sử dụng năng lượng ATP cho các hoạt động sống cơ bản và trả lại môi trường một phần năng lượng dưới dạng nhiệt năng.
Câu 2:
Nêu các đặc điểm thích nghi của thực vật C4 và CAM với điều kiện môi trường bất lợi.
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây về vai trò của nước là không đúng?
A. Nước là thành phần cấu tạo tế bào thực vật.
B. Nước là môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật.
C. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong cơ thể thực vật.
D. Nước điều hoà cân bằng nội môi trong cơ thể thực vật.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hoá tự dưỡng?
A. Chúng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp.
B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn.
C. Chúng chuyển hoá năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hoa tổng hợp.
D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 5:
Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật quang tự dưỡng?
A. Bèo hoa dâu.
B. Vi khuẩn oxi hoá sắt.
C. Vi khuẩn lam.
D. Tảo lục.
Câu 6:
Tim của những loài động vật nào sau đây có 4 ngăn?
(1) Cá
(2) Ếch
(3) Cá sấu
(4) Rùa
(5) Gà
(6) Mèo
A. (1), (3) và (5).
B. (2), (4) và (6).
C. (4), (5) và (6).
D. (3), (5) và (6).
Câu 7:
Những khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật?
(1) Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
(2) Chuyển hoá các chất vô cơ thành hợp chất hữu cơ.
(3) Phân giải hợp chất hữu cơ và tạo ra các tiền chất để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác.
(4) Giải phóng nhiệt năng giúp thực vật chống chịu môi trường lạnh.
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
về câu hỏi!