Câu hỏi:
19/07/2023 200Hormone thyroxine tồn tại ở hai dạng là T3 và T4. Bảng dưới đây thể hiện nồng độ hormone kích thích tuyến giáp TSH (Thyroid-stimulating hormone) và hormone tuyến giáp toàn phân (T3 và T4) của 3 bệnh nhân.
Hormone Người |
TSH (mIU/L) |
T4 (nmol/L) |
T3 (nmol/L) |
Người bình thường |
0,4 – 4,0 |
60 – 140 |
1,1 – 2,7 |
Bệnh nhân A |
0,12 |
192,11 |
4,13 |
Bệnh nhân B |
0,26 |
46,07 |
0,87 |
Bệnh nhân C |
8,87 |
26,94 |
0,55 |
a) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.
b) Một bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). Bệnh nhân đó là người nào trong 3 bệnh nhân trên? Giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Bệnh nhân C có nguy cơ mắc suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp (Hashimoto). Giải thích: Người mắc bị bệnh suy giáp nguyên phát do viêm tuyến giáp tức là tuyến giáp hoạt động kém, dẫn đến chỉ số hormone T3, T4 do tuyến giáp tiết ra giảm. Do hormone tuyến giáp thấp nên tuyến yên tăng tiết TSH dẫn đến nồng độ TSH cao.
b) Bệnh nhân A có nguy cơ mắc cường giáp (basedow, tuyến giáp tăng hoạt động). Giải thích: Chỉ số T4 tăng, TSH thấp cho thấy bệnh nhân bị cường giáp (Basedow). Khi đó, tuyến giáp tăng tiết hormone T3, T4. Hai hormone này ức chế tuyên yên tiết TSH nên TSH thấp.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?
A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau. C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.
D. Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây không thuộc yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Dinh dưỡng khoáng.
B. Quan hệ cùng loài.
C. Nhiệt độ.
D. Ánh sáng.
Câu 3:
Nhận định nào dưới đây về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật là đúng?
A. Sự sinh trưởng diễn ra suốt đời sống cá thể.
B. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau.
C. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các mô, cơ quan khác nhau là giống nhau. D. Mô, cơ quan nào cần thiết trước thì phát triển và hoàn thiện muộn hơn.
Câu 4:
Khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm, nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. Hình thức phát triển của bướm là biến thái hoàn toàn.
B. Sâu bướm là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc tích luỹ dinh dưỡng.
C. Sâu bướm trải qua nhiều biến đổi trước khi trở thành nhộng.
D. Nhộng là giai đoạn có cấu tạo và sinh lí thích nghi với chức năng sinh sản.
Câu 5:
Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng sơ cấp là không đúng?
A. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Hai lá mầm và Một lá mầm.
B. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của thân và rễ.
C. Sinh trưởng sơ cấp chỉ do mô phân sinh đỉnh tạo nên.
D. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra suốt đời ở cây Hai lá mầm.
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây về mô phân sinh là không đúng?
A. Mô phân sinh là các tế bào chưa phân hoá, thành cellulose mỏng.
B. Mô phân sinh là các tế bào có khả năng phân chia liên tục để tạo tế bào mới.
C. Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, đỉnh rễ.
D. Một cơ thể thực vật hạt kín có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Câu 7:
Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” ban đêm nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên.
về câu hỏi!