Câu hỏi:
19/07/2023 396Điền tên các hormone điều hoà sinh sản phù hợp vào chỗ trống (một vị trí có thể điền nhiều hơn một hormone, một hormone có thể được sử dụng nhiều hơn một lần).
a) Điều hoà sinh tinh trùng
Hormone ..... (1) ..... từ vùng dưới đồi kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết hormone ..... (2) ..... Hormone ..... (3) ..... tác động lên tế bào kẽ, kích thích tế bào kẽ sản sinh hormone ..... (4) .....
Hormone ..... (5) ..... liên hệ ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết ..... (6) ..... Hormone ..... (7) ..... kích hoạt tế bào Sertoli, kích thích sản sinh tinh trùng và hormone ….. (8) ..... Hormone ….. (9) ..... do tế bào Sertoli sản sinh ra, liên hệ ngược lên thuỳ trước tuyến yên, làm giảm tiết hormone ..... (10) .....
b) Điều hoà sinh trứng
Quá trình điều hoà sinh trứng bắt đầu bằng sự giải phóng hormone ..... (1) ..... từ vùng dưới đồi. Hormone này kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết một lượng nhỏ hormone ….. (2) ..... Hormone ..... (3) ..... kích thích nang trứng phát triển. Các tế bào của nang trứng đang lớn bắt đầu sản xuất hormone ..... (4) ..... Mức thấp của hormone này ức chế tuyến yên nên hormone ..... (5) ….. giữ ở mức tương đối thấp. Sau đó, mức hormone ..... (6) ..... tăng mạnh rõ rệt, ở nồng độ cao kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết hormone ..... (7) ..... Hormone ..... (8) ..... kích thích nang trứng chín. Khi hormone ….. (9) ..... đạt đỉnh cao nhất, trứng rụng sau đó khoảng 1 ngày. Hormone ..... (10) ..... kích thích mô nang còn lại trong buồng trứng hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ..... (11) ..... Hàm lượng hai hormone ..... (12) ..... tăng, tạo mối liên hệ ngược âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên, làm giảm tiết ….. (13) ….. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, thể vàng tiêu biến, hàm lượng hormone ….. (14) ..... giảm, tuyến yên không bị ức chế, trở lại hoạt động bình thường cho một chu kì mới. Khi hormone ..... (15) ..... giảm đi, niêm mạc tử cung bong ra, các mao mạch vỡ ra làm cho một lượng máu chảy ra ngoài.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
(1) GnRH |
(2) FSH và LH |
(3) LH |
(4) testosterone |
(5) testosterone |
(6) GnRH, FSH và LH |
(7) FSH |
(8) inhibin |
(9) inhibin |
(10) FSH |
|
|
b)
(1) GnRH |
(2) FSH và LH |
(3) FSH |
(4) estrogen |
(5) FSH và LH |
(6) estrogen |
(7) FSH và LH |
(8) LH |
(9) LH |
(10) LH |
(11) progesterone và estrogen |
(12) progesterone và estrogen |
(13) GnRH, FSH và LH |
(14) progesterone |
(15) progesterone |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những phát biểu nào sau đây về sinh sản vô tính là đúng?
(1) Sinh sản vô tính không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
(2) Cơ sở tế bào của sinh sản vô tính là nguyên phân.
(3) Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền giống nhau và giống cá thể mẹ. (4) Sinh sản vô tính được dùng để bảo tồn hoặc nhân nhanh các giống có đặc tính quý.
(5) Sinh sản vô tính có lợi khi môi trường sống thay đổi.
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2), (3) và (5).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (3), (4) và (5).
Câu 2:
Khẳng định nào sau đây về sinh sản là không đúng?
A. Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng của loài.
B. Sinh sản luôn đi kèm với sự kết hợp giao tử đực và cái để tạo ra cá thể mới.
C. Sinh sản là quá trình thiết yếu duy trì sự tồn tại của loài.
D. Sinh sản đảm bảo sự truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ của loài.
Câu 3:
Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Tạo ra thế hệ con có khả năng thích nghi với môi trường nhiều biến động.
B. Làm tăng biến dị di truyền trong loài.
C. Có sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
D. Thế hệ con giữ nguyên những tính trạng tốt về mặt di truyền của bố mẹ.
Câu 4:
Khi nói về các hình thức đẻ ở động vật, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ở động vật đẻ trứng, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
B. Hình thức đẻ trứng thai gặp phổ biến ở loài thụ tinh ngoài.
C. Ở động vật đẻ trứng thai, phôi phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh ở trong cơ thể mẹ nhờ trao đổi chất qua nhau thai.
D. Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.
Câu 5:
Tổ hợp phát biểu nào sau đây về sinh sản hữu tính là đúng?
(1) Sinh sản hữu tính có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
(2) Cơ sở tế bào của sinh sản hữu tính là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(3) Các cá thể mới sinh ra có đặc điểm di truyền không hoàn toàn giống nhau.
(4) Sinh sản hữu tính được dùng để bảo tồn hoặc nhân nhanh các cây mẹ có đặc tính quý.
(5) Sinh sản hữu tính có lợi khi môi trường sống thay đổi.
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2), (3) và (5).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (3), (4) và (5).
Câu 6:
Vật chất di truyền trong sinh sản vô tính được truyền đạt thông qua quá trình nào?
A. Tái tổ hợp vật chất di truyền.
B. Nguyên phân.
C. Giảm phân.
D. Thụ tinh.
Câu 7:
Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hoà sinh sản ở sinh vật ở cấp độ tế bào và cơ thể?
A. Hệ gene của sinh vật.
B. Hormone.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Dinh dưỡng.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!