Câu hỏi:
13/07/2024 1,029KHÚC BẢY
chúng tôi không mệt đâu
nhưng cỏ sắc mà ấm quá!
tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ
một cánh chim mảnh như nét vẽ
nhiều đổi thay như một thoáng mây
khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó
ngậm im lìm một cọng cỏ may
những dấu chân rồi lùi lại phía sau
dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
mười tám hai mươi sắc như cỏ
dày như cỏ
yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
hơn một điều bất chợt
chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
cỏ sắc mà ấm quá, phải không em?
Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu để xếp đoạn thơ vào thể thơ đó?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ: tự do.
- Căn cứ để xếp đoạn thơ vào thể thơ tự do:
+ Số tiếng trong các dòng thơ không bằng nhau, có dòng 7 tiếng, có dòng 3 tiếng,...
+ Cách gieo vần: vần chân, vần cách (mây – may), vần liền (cỏ – cỏ – cỏ). Tác dụng: tạo sự liên kết về âm điệu cho những dòng thơ.
+ Cách ngắt nhịp: linh hoạt, phù hợp với cảm xúc của nhà thơ: 2/3 (chúng tôi/ không mệt đâu), 3/3 (nhưng cỏ sắc/ mà ấm quá!), 3/4 (nhiều đổi thay/ như một thoảng mây), 4/5 (khi chúng tôi nằm/ nó vẫn ngồi nguyên đó),...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời.
(Bê-lin-xki)
Lập dàn ý cho bài nói trình bày ý kiến của em về câu danh ngôn trên.
Câu 2:
Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ Chỉ cần trong xe có một trái tim và nêu ý nghĩa của hình ảnh trái tim.
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt,
Như miền Nam
Hai mươi năm
Không đêm nào ngủ được,
Như cả nước
Với miền Nam
Đêm nào cũng thức.
Câu 4:
Viết đoạn văn (khoảng 9 - 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Lá bưởi lá chanh của Lưu Quang Vũ, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ.
Câu 5:
VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA
Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi
Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ
Một lát sau cũng từ phía đó
Trăng lên.
Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng
Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác
Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát
Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.
Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe
Buông bạt kín rủ ga đi vội
Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối
Tưởng cháy trong quẳng lửa bom bi
Những đồng chí công binh lầm lì
Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát
Trên áo giáp lấm đầy đất cát
Lộp độp cơn mưa bị sắt đuối tầm.
Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm
Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.
Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Những nét đặc sắc đó đóng góp gì vào việc biểu đạt cảm xúc của bài thơ?
Câu 6:
Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng.
Câu 7:
Viết đoạn văn (khoảng 9 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa của Phạm Tiến Duật.
về câu hỏi!