Câu hỏi:

20/07/2023 434

Viết bài văn phân tích đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê trong SGK (tr. 42 – 47).

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

– Đọc lại văn bản Những ngôi sao xa xôi trong SGK (tr. 42 – 47).

– Xem lại phần hướng dẫn viết kiểu bài này trong SGK (tr. 79 – 81).

– Để tìm ý cho bài viết, cần trả lời các câu hỏi: Nội dung của truyện là gì? Chủ đề của truyện là gì? Truyện có những nhân vật, sự kiện nào nổi bật? Truyện có đặc điểm nổi bật nào về hình thức nghệ thuật? Những đặc điểm đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

- Sau khi tìm ý, em lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần làm nổi bật được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật xây dựng thành công hình ảnh những người con trai lái xe trong kháng chiến chống Mỹ thì Lê Minh Khuê cũng xây dựng thành công hình ảnh những người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ trong Những ngôi sao xa xôi. Truyện ngắn giống như một bài ca trữ tình đẹp trong những bài ca về con người kháng chiến.

Truyện là câu chuyện của ba người con gái tên Phương Định, Nho và chị Thao. Ba người con gái ấy không chỉ đẹp trên chiến trận mà còn đẹp trong đời sống hàng ngày. Họ không những đẹp về ý chí kiên cường mà còn đẹp trong đời sống tâm hồn. Phương Định thích hát, hay hát, thích bịa bài hát và thích đi mơ mộng về những chuyện xa cũ. Cô có ước mơ trở thành một cô kiến trúc sư hay đi hát cho một đồng đội đồng ca nào đó. Nho có một cá tính rất đặc biệt, rất thuần hậu vui vẻ nhưng cũng rất bướng lì. Không những thế, cô thích thêu những bông hoa lòe loẹt. Cô được người thương gửi thư, những bức thư rất dài. Nho ước mơ mai này trở thành một tay bóng chuyền giỏi. Chị Thao là một người con gái đã có chồng chị ước mai này chị là y sĩ còn chồng chị là đại úy, chị hát không hay nhưng lại thích chép bài hát, chị có ba cuốn sổ chép đầy bài hát. Trong chiến đấu, họ rất dũng cảm, họ thường xuyên phải đếm bom chưa nổ và đo khối đất đá bị sạt lở.

Về mặt nghệ thuật, truyện là những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật Phương Định, người đọc như được sống trong những mộng mơ, những suy nghĩ của nhân vật. Những câu chuyện được kết nối liên tục từ những câu chuyện này tới những câu chuyện khác, từ chuyện đời thường đến chuyện chiến đấu đều được thể hiện rất sinh động.

Có thể nói nhà văn Lê Minh Khuê đã làm nên một tác phẩm khiến cho bao độc giả yêu mến. Những cô gái ấy, những người trong tổ trinh sát mặt đường quả là gan góc, dũng cảm. Họ không những dũng cảm mà còn rất xinh đẹp và mang những nét tâm hồn đáng quý.

Có lẽ không nơi đâu như mảnh đất Việt Nam này, mỗi con đường, góc phố, cánh rừng đều in đậm vẻ đẹp của những con người hiền hòa mà anh dũng. Nhất là trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có biết bao con người trẻ tuổi khoác ba lô ra chiến trường để chiến đấu và làm việc, vì một lý tưởng cao cả là giành lại độc lập tự do cho quê hương mình. Rất nhiều tác phẩm văn học đã sinh ra từ không khí hào hùng của thời đại đó. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971, khi cuộc chiến đấu của quân dân ta đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất. Tác phẩm ra đời từ một ngòi bút trực tiếp tham gia công tác và chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn, nên đã chuyển tải được sự ác liệt của bom đạn và làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người Việt Nam trẻ tuổi, mà đại diện tiêu biểu chính là Nho, Thao và Phương Định.

Hãy xem hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật chính trong tác phẩm. Họ là ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi này đạn bom luôn làm rung chuyển mặt đất. Công việc của họ là trinh sát mặt đường, đo khối lượng đất đá cần để lấp hố bom, phát hiện, đếm những quả bom nổ chậm, và tìm cách phá bom để bảo vệ con đường. Nơi ở là nơi nguy hiểm, công việc thì luôn phải đối đầu với cái chết. Bên cạnh đó, họ phải chịu đựng nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng ở họ, ta lại cảm nhận được một tinh thần đoàn kết sâu sắc. Họ như kết thành một khối, có sức mạnh để vượt qua tất cả.

Lê Minh Khuê miêu tả từng nhân vật với những nét tính cách khác nhau. Đầu tiên là chị Thao, tiểu đội trưởng. Thao xứng đáng là người chỉ huy của cả đội, bởi chị lúc nào cũng rất bình tĩnh. Tình thế càng nguy hiểm thì sự bình tĩnh đó càng lộ ra rõ rệt, "những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực". Sự bình tĩnh đó giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ lúc nào cũng chính xác và hiệu quả. Ấy vậy mà cô gái này lại "thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét, áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm.", đó là vẻ đẹp mang màu sắc nữ tính của chị Thao. Thao điệu đà, thích chép những bài hát vào một cuốn sổ, nhưng trong công tác thì vô cùng táo bạo và cương quyết. Mệnh lệnh của chị Thao luôn được Nho và Phương Đinh tuân thủ chặt chẽ. Tính kỷ luật của tiểu đội được đặt lên hàng đầu.

Còn khi miêu tả Nho, nhà văn để cho nhân vật xuất hiện trong cái nhìn rất thương mến của Phương Định. Đó là lúc Nho đi từ dưới suối lên, cái cổ tròn, trông nhẹ "mát mẻ như một que kem". Nho có những mơ ước bình dị "Xong chiến tranh, sẽ xin vào một nhà máy thuỷ điện lớn. Nó làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy. Nó sẽ đập thật giỏi. Và biết đâu lại sẽ được người ta tuyển vào đội bóng chuyền miền bắc". Vẻ đẹp của Nho giản dị như thế đấy, nhưng cô gái thanh niên xung phong này có thể đảm đương những nhiệm vụ khó khăn nhất. Khi phá bom: "Nho hai quả dưới lòng đường". Khi bị thương, Nho vẫn điềm tĩnh, đòi uống nước, và tinh nghịch trước cơn mưa đá bất chợt ào đến. Nho thật đáng yêu và đáng khâm phục.

Nhưng có thể nói nhân vật trung tâm mà Lê Minh Khuê miêu tả thật sâu sắc phải kế đến Phương Định, người ở ngôi thứ nhất kể lại câu chuyện này. Về nguồn gốc xuất thân, Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội vừa rời ghế nhà trường đã xung phong ra trận, đó là vẻ đẹp lý tưởng ở những con người trẻ tuổi thuộc thế hệ đánh Mỹ. Ngoại hình của Phương Định khá xinh đẹp, "nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".... Vẻ đẹp tươi tắn đó của Phương Định hoàn toàn tương phản với khung cảnh chiến tranh, nó khiến cho người đọc thêm căm ghét cuộc chiến tranh xâm lược tàn ác mà kẻ thù đã gây ra.

Nhà văn miêu tả tính cách của Phương Định vẫn còn nhiều nét lãng mạn, tinh nghịch. Cô thích ca hát: "Tôi thích nhiều bài hát, dân ca quan họ dịu dàng, dân ca Ý trữ tình giàu có". Cô cũng thích ngắm mình trong gương. Nhiều anh bộ đội thầm thương trộm nhớ, nhưng Phương Định cũng không kiêu căng, vì đối với cô, các anh bộ đội chính là những con người đẹp nhất. Những cử chỉ, hành động và suy nghĩ của Phương Định cho ta thấy cô gái này là một con người giản dị, yêu đời, rất đỗi ngây thơ, trong sáng và có nội tâm phong phú.

Trong truyện ngắn, nhà văn Lê Minh Khuê đã khám phá ra đằng sau vẻ đẹp dịu dàng của Phương Định là một tâm hồn đầy sức mạnh và lòng dũng cảm của một người chiến sĩ. Điều này thể hiện trong những lần Phương Định phá bom. Quả bom của kẻ thù là phương tiện tàn ác gieo rắc cái chết, để có những con đường an toàn cho đoàn xe ra trận, Phương Định và đồng đội của cô đối mặt với những quả bom đáng sợ đó. Nhà văn Lê Minh Khuê không né tránh miêu tả thực tại phũ phàng trần trụi của chiến tranh. Đó là lúc Phương Định để lộ mình trên cao điểm, và cảm nhận sự hiểm nguy sát ngay bên cạnh. Nhưng cũng chính giây phút đó, cô gái thanh niên xung phong không thấy mình đơn độc, cô cảm thấy ánh mắt của các anh bộ đội đang dõi theo mình, động viên và bảo vệ. Vì thế, Phương Định không đi khom, cô giữ tư thế hiên ngang khi đến gần quả bom. "Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới". Tâm trạng của Phương Định lúc đó thật bình tĩnh, dù rất căng thẳng. Những cử chỉ của cô khi phá bom rất chuẩn xác: cẩn thận bỏ gói thuốc nổ cạnh quả bom, khoan đất, chạy lại chỗ núp, nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ... Những lúc như thế, Phương Định cũng có nghĩ đến cái chết, nhưng tinh thần trách nhiệm và khát khao hoàn thành nhiệm vụ mạnh mẽ hơn. Phương Định hiểu rõ ý nghĩa việc mình làm, thế nên đối mặt với cái chết, cô vẫn chủ động, bình tĩnh, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh cho con đường ra trận được thông suốt. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của cô và đồng đội!

Là một cô gái thanh niên xung phong anh dũng, nhưng trái tim Phương Định lại dịu dàng và chan chứa yêu thương, nhất là đối với những người đồng đội cô xem như ruột thịt. Khi thấy Nho bị bom vùi, Phương Định cuống cuồng bới đất cứu bạn, và chăm sóc Nho với tất cả tấm lòng người chị em gái. Đối với chị Thao, Phương Định cũng hiểu rõ tính cách, sở thích và những tâm tình của bạn, sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia tâm sự. Nghe giọng hát rất chua của chị Thao, Phương Định cảm thấy sự thân thiết và niềm động viên khi tình thế nước sôi lửa bỏng. Cũng như Thao và Nho, Phương Định có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm. Trong những ngày xa Hà Nội, cô nhớ da diết những hình ảnh thân thương của quê hương, nhớ xe bán kem, nhớ cả những ngôi sao xa xôi trên bầu trời Hà Nội. Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ mà Phương Định đã gói ghém làm hành trang khi tham gia vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc đánh Mỹ.

Có thể nói, ở ba cô gái này, ta cảm nhận những nét tính cách đối lập: họ vừa là người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, vừa là ba cô gái hồn nhiên, đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương đất nước lắng sâu da diết. Đó không phải chỉ là vẻ đẹp tâm hồn của riêng họ, mà là nét đẹp tâm hồn chung của những con người Việt Nam trẻ tuổi thời đại chống Mỹ cứu nước.

Lê Minh Khuê đã chọn cho mình một cách viết thật bình dị, với ngôn từ mang đậm hơi thở của chiến tranh. Ngôi kể của truyện là Phương Định - "tôi", thế nên lời kể thật tự nhiên và trẻ trung. Có lẽ bản thân nhà văn từng là một cô gái thanh niên xung phong, nên bà miêu tả tâm lý nhân vật rất thật, rất tinh tế. Từ đó, bà đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng hồn nhiên và lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi có thể được coi là một khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

(Tố Hữu)

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong truyện ngắn Xe đêm của nhà văn Pau-xtốp-xki.

Xem đáp án » 20/07/2023 1,478

Câu 2:

Nhà văn tập trung bút lực miêu tả hình ảnh màu xanh của nước biển chiều và hình ảnh mặt trời đang lên trên biển. Đến đây, người đọc mới thực sự được chứng kiến cuộc chạy đua của ngôn từ Nguyễn Tuân với tạo hoá. Hay nói cách khác, đây là những màn trình diễn ngôn từ nghệ thuật thật náo nhiệt, ngoạn mục của Nguyễn Tuân. Hãy xem tác giả nói về màu xanh của nước biến chiêu: “xanh quá quắt, “xanh như là chuối non, “xanh như lá chuối già” “xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng" Cách vi von của dân gian thường ví sự vật này với sự vật khác có một vài đặc điểm tương đồng. Ba trường hợp trên, Nguyễn Tuân đã đi theo cách này. Song không chỉ dừng lại ở một cách này, mà ông đã đem ví màu xanh nước biển với những hình ảnh trong vốn liếng văn chương cổ điển: “xanh như cái màu áo Kim Trọng, “xanh như cái với áo nước mắt của ông quan Tư mã” Đi xa hơn nữa, ông ví nó với “trang sử loài người lúc con người còn phải viết vào thân trẻ”; và với “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”. Những cách ví von này, như tác giả thú nhận: vẫn còn hơi trừu tượng. Chúng được huy động ra từ vốn văn hoá rộng rãi và sự nếm trải cuộc đời của tác giả. Đến đây, người đọc bỗng nhớ đến những trang văn trong bút kí “Thiếu quê hương” của nhà văn viết những năm trước cách mạng. Một chàng Nguyễn sống xê dịch, sống dài dạc, hoang mang, bế tắc, sống ngay trong lòng Tổ quốc mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”. Đó là cái màu xanh ốm yếu, bệnh tật. Nhà văn không ngần ngại nhớ về một mảng đời đã qua, và như thế dường như để cảm nhận cho sâu hơn cái màu xanh trong trẻo và thuần khiết của nước biển Cô Tô chiều nay. Cách vi von một sự vật cụ thể với một ý tưởng trừu tượng vẫn là cách thường dùng của ngòi bút Nguyễn Tuân, và trong nhiều trường hợp, ông đã rất thành công. Cả đoạn văn ở trên, nhà văn không chỉ miêu tả màu nước biển, mà còn miêu tả bản thân quá trình lựa chọn ngôn từ của chính mình. Một cách ví von vừa được đưa ra, ngay sau đó đã là một sự nghi ngờ, phủ định; rồi tiếp tục lại xuất hiện các cách ví von khác. Qua đoạn này, nhà văn đã tiến hành mô tả kép cùng một lúc hai đối tượng: màu xanh nước biển và cuộc săn tìm chữ nghĩa của chính mình. Người đọc thấy được vẻ đẹp trong rất nhiều sắc thái tinh tế của vùng biển Cô Tô, đồng thời thấy một Nguyễn Tuân lao động hết mình trên con chữ. Hai câu văn về cuối được xem như là một sự nhượng bộ dễ thương của nhà văn trong cuộc chạy đua với tạo vật: “Chao ôi, nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích. Hoặc là chao ôi, nó xanh như một niềm hi vọng trên cửa bể”. Câu văn hữu tình và hiền lành biết mấy!

Đoạn trích trên chủ yếu bàn luận về vấn đề gì?

A. Vẻ đẹp đa dạng, biến ảo của màu nước biển Cô Tô và cảnh mặt trời lên trên biển

B. Những so sánh độc đáo của Nguyễn Tuân khi gợi tả màu xanh của nước biển Cô Tô..

C. Quá trình lựa chọn ngôn từ của Nguyễn Tuân khi miêu tả màu xanh của nước biển Cô Tô

D. Sự hồi tưởng và cảm xúc của nhà văn về quãng đời đã qua khi đứng trước biển Cô Tô

Xem đáp án » 20/07/2023 875

Câu 3:

Có ý kiến cho rằng, xã hội càng phát triển, con người càng cần phải ứng xử với tự nhiên một cách văn minh. Em hãy trình bày bài nói thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này.

Xem đáp án » 20/07/2023 446

Câu 4:

Em hãy xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó: “Đọc bài thơ này chắc ta chẳng còn thờ ơ với mỗi năm một lần nắng mới”.

Xem đáp án » 20/07/2023 408

Câu 5:

Em hãy nêu một số lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Xem đáp án » 20/07/2023 394

Câu 6:

Trong cảm nhận của tác giả, nắng mới của hiện tại và hoài niệm khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Xem đáp án » 20/07/2023 388

Bình luận


Bình luận