Câu hỏi:
13/07/2024 16,813Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Biện pháp tu từ so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất. Hình ảnh cô gái mở đường đã hi sinh và nằm trong lòng đất mẹ được nhà thơ liên tưởng, so sánh với hình ảnh “khoảng trời nằm yên trong đất”. Hình ảnh “khoảng trời” gợi liên tưởng tới một không gian tươi sáng, với “mây trắng”, với ánh sáng, với cả “những vì sao”... Từ hố bom sâu có nước mưa đọng lại, soi bóng khoảng trời mây trắng ở khổ thơ trước đó, nhà thơ đã tiếp tục liên tưởng tới hình ảnh cô gái trong lòng đất mẹ với vẻ đẹp bình yên và rạng ngời, rất đỗi thanh thản và vô cùng cao cả “như khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Có thể nói thêm về sự giao hoà giữa đất và trời được gợi lên trong hình ảnh so sánh này. Điều đó góp phần khắc hoạ rõ hơn ý nghĩa thiêng liêng trong sự hi sinh của cô gái mở đường.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng/ Những vì sao ngời chói, lung linh. Hình ảnh “những vì sao ngời chói, lung linh” là hình ảnh ẩn dụ gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của “em” – cô gái mở đường. Cô gái đã hi sinh, đã trở về trong lòng đất mẹ nhưng dường như tâm hồn cô, vẻ đẹp của trái tim yêu thương và lòng dũng cảm vẫn còn toả rạng, bất diệt, vĩnh cửu như những vì sao sáng mãi, rực rỡ, “ngời chói” và “lung linh” trên bầu trời.
- Sự phối hợp của cả hình ảnh so sánh và ẩn dụ trong khổ thơ gợi lên những liên tưởng phong phú, sâu sắc cho người đọc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) trình bày cảm xúc của em về hình tượng “cô gái mở đường” trong đoạn thơ được trích dẫn của bài tập 1 phần Đọc hiểu và Thực hành tiếng Việt.
Câu 2:
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ con đường đêm ấy khỏi bị thương là gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 3:
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh “cô gái mở đường” được khắc hoạ trong khổ thơ đầu tiên?
Câu 4:
Hình ảnh “hố bom” và “khoảng trời” gợi cho em suy nghĩ gì về sự hi sinh của “cô gái mở đường” và tình yêu thương của đất nước, quê hương dành cho cô?
Câu 5:
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Lấy nước trời xoa dịu vết thương đau
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ Đường luật
C. Thơ tự do
D. Thơ 6, 7 chữ
Câu 6:
Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 3 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 1)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 3)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 4 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án ( Đề 6)
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 2 )
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều có đáp án ( Đề 2 )
về câu hỏi!