Câu hỏi:

11/07/2024 982

Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần Mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Sách đề toán-lý-hóa Sách văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Tìm ý

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…).

- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…).

* Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để thành dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

- Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,…).

- Kết bài:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

* Viết mở bài

Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp chúng tôi khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt đường luật.

Xem đáp án » 13/07/2024 14,915

Câu 2:

Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau (làm vào vở):

Thể loại

Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

Hài kịch

 

 

Truyện cười

 

Thơ trào phúng

 

Xem đáp án » 13/07/2024 7,175

Câu 3:

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng ở hai câu thơ sau?

Gác mái ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

A. Biện pháp tu từ so sánh

B. Biện pháp tu từ nhân hóa

C. Biện pháp tu từ đảo ngữ

D. Biện pháp tu từ nói quá

Xem đáp án » 13/07/2024 6,569

Câu 4:

Xem lại năm bài học ở học kì I, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án » 13/07/2024 5,630

Câu 5:

Em cảm nhận như thế nào về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ?

Xem đáp án » 12/07/2024 4,995

Câu 6:

Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

 

 

 

 

Xem đáp án » 12/07/2024 4,575

Câu 7:

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Xem đáp án » 12/07/2024 3,878

Bình luận


Bình luận