Câu hỏi:
11/07/2024 1,112Tốt nghiệp trung học phổ thông, anh H được địa phương hỗ trợ tạo việc làm, lập nghiệp. Mặc dù vậy, anh H không tham gia và còn lôi kéo bạn của mình đi tìm việc làm vi phạm pháp luật.
a) Em hãy nhận xét việc làm của anh H. Theo em, việc làm đó có thể dẫn đến hậu quả gì?
b) Nếu là bạn của anh H, em sẽ khuyên anh H như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a)
- Hành động của anh H cho thấy thái độ lười biếng trong lao động, đây là hành đáng phê phán.
- Hành động của anh H có thể dẫn đến nhiều hậu quả, như:
+ Không tạo ra thu nhập để nuôi sống chính bản thân và gia đình anh H
+ Bản thân anh H và bạn của anh sa vào tệ nạn xã hội (đây là những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí).
+ Gây mất trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
♦ Yêu cầu b) Nếu là bạn của anh H, em sẽ khuyên anh H nên:
+ Thay đổi thái độ sống, cần chăm chỉ và có trách nhiệm hơn.
+ Tận dụng sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương để lập nghiệp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
A. Nhà nước ban hành các chính sách để thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm.
B. Nhà nước phát triển hệ thống dạy nghề, dịch vụ việc làm.
C. Nhà nước xây dựng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động.
D. Nhà nước điều tiết để duy trì một tỉ lệ thất nghiệp cao trong nền kinh tế.
Câu 2:
Theo tính chất của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây?
A. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ.
C. Thất nghiệp chu kì, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện.
D. Thất nghiệp thời vụ, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp theo ngành nghề.
Câu 3:
Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về hậu quả của thất nghiệp?
A. Thất nghiệp làm cho đời sống của người lao động và gia đình gặp khó khăn.
B. Thất nghiệp là nguyên nhân cơ bản làm xuất hiện các tệ nạn xã hội.
C. Thất nghiệp cao làm cho sản lượng của nền kinh tế ở trên mức tiềm năng.
D. Thất nghiệp gây lãng phí lao động xã hội, làm giảm sản lượng của nền kinh tế.
Câu 4:
Theo đặc trưng của người thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây?
A. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ.
C. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp trá hình, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện.
Câu 5:
Tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,... chưa xin được việc làm mới, gọi là
A. thất nghiệp tạm thời.
B. thất nghiệp cơ cấu.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp thời vụ.
Câu 6:
Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành các loại nào dưới đây?
A. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo vùng.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp thời vụ.
C. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ, thất nghiệp theo ngành nghề, dân tộc.
Câu 7:
Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là
A. thất nghiệp tự nguyện.
B. thất nghiệp trá hình.
C. thất nghiệp chu kì.
D. thất nghiệp cơ cấu.
về câu hỏi!