Câu hỏi:
21/07/2023 199Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, khi tổng cầu lại tăng đột biến, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 000 tỉ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan toả vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế,... làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát của Việt Nam trong năm 2022 và 2023.
Để kiềm chế và kiểm soát lạm phát, giải pháp là cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát, bãi bỏ các quy định không hợp lí, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Cần đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên, vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường,
(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 05/7/2022)
a) Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát được đề cập ở thông tin trên.
b) Em hãy kể tên các giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát được thể hiện ở thông tin trên. Cho biết ý nghĩa của mỗi giải pháp đó đối với việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do cầu kéo.
♦ Yêu cầu b) Giải pháp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát:
- Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lí.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung.
- Đa dạng hoá nguồn cung, bảo đảm nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do cầu kéo?
A. Giảm mức cung tiền.
B. Tăng mức cung tiền.
C. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
D. Kiểm soát có hiệu quả việc tăng giá.
Câu 2:
Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng trong việc kiềm chế và kiểm soát lạm phát do chi phí đẩy?
A. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư.
B. Giảm thuế.
C. Cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động.
D. Tăng thuế.
Câu 3:
Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát vừa phải?
A. Là lạm phát một con số (dưới 10% hằng năm).
B. Là lạm phát bình thường, không gây hậu quả đáng kể tới nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền vẫn khá ổn định.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nhanh chóng.
Câu 4:
Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về lạm phát phi mã?
A. Là lạm phát 2 - 3 con số (10% − <1000% hằng năm).
B. Là lạm phát gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của nền kinh tế.
C. Là lạm phát mà ở đó giá trị đồng tiền mất giá nhanh chóng.
D. Là lạm phát mà ở đó đồng tiền mất giá nghiêm trọng.
Câu 5:
Lạm phát do cầu kéo là lạm phát xảy ra khi
A. tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
Câu 6:
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi:
A. chi phí sản xuất giảm làm cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. chi phí sản xuất giữ nguyên làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. chi phí sản xuất thay đổi cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.
Câu 7:
Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân của lạm phát?
A. Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
C. Tổng cầu của nền kinh tế giảm làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
D. Chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!