Câu hỏi:
12/07/2024 208Doanh nghiệp X mua các yếu tố đầu vào để sản xuất xe đạp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp này mua bao gồm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị) và thuê nhân công,... Việc sản xuất kinh doanh đã giúp doanh nghiệp X thu được lợi nhuận và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Doanh nghiệp X đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước và thường xuyên tặng xe đạp cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
a) Em hãy cho biết trường hợp trên đề cập đến việc tiêu dùng của chủ thể nào.
b) Hành vi tiêu dùng của chủ thể đó có vai trò như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Trường hợp trên đề cập đến việc tiêu dùng của doanh nghiệp (mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất - tiêu dùng cho sản xuất).
♦ Yêu cầu b) Hành vi tiêu dùng của doanh nghiệp tạo ra hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần giải quyết việc làm và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Câu 2:
Đọc thông tin
Văn hoá tiêu dùng Việt Nam do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra, là kết quả của quá trình tồn tại và thích nghi với môi trường sống trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Trong xã hội truyền thống, thói quen mua sắm tại chợ truyền thống với phương châm “Ăn chắc mặc bền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” được thể hiện rõ nét. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm tiêu dùng Việt Nam xưa và nay vẫn thể hiện lối sống tiết kiệm, ưa thích sự tiện lợi (về khoảng cách, không phải đi chợ quá xa, dễ dàng thanh toán,...), có thể lựa chọn, trả giá sản phẩm,...
Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng Việt đã có những thay đổi trong văn hoá tiêu dùng, thể hiện ở việc: người tiêu dùng có trách nhiệm khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ, biết bảo vệ lợi ích của xã hội, thực hiện trách nhiệm tiêu dùng bền vững; tiêu dùng thông minh khi ra quyết định chi tiêu trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh những đặc điểm chung, trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng, giá trị, chuẩn mực và phong cách tiêu dùng riêng. Văn hoá tiêu dùng của mỗi vùng miền, dân tộc có đặc trưng riêng, từ quan niệm sống, đến phong tục, tập quán cũng như trong việc tiêu dùng những sản phẩm thông thường.
Em hãy kể tên các đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập ở thông tin trên.
Câu 3:
Văn hoá tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời, thúc đẩy, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc.
Khẳng định trên nói về vai trò của văn hoá tiêu dùng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hoá - xã hội.
D. Đối ngoại.
Câu 4:
Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại
D. Tính hợp lí.
Câu 5:
Văn hoá tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm, giá cả và phân phối.
Khẳng định trên nói về vai trò của văn hóa tiêu dùng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hoá - xã hội.
D. Đối ngoại.
Câu 6:
Với vai trò là người tiêu dùng, em hãy liệt kê các biện pháp để xây dựng văn hoá tiêu dùng Việt Nam.
Câu 7:
Tính kế thừa trong đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện ở việc
A. văn hoá tiêu dùng Việt Nam có sự tiếp nối truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
B. văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
C. thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hoá tiêu dùng Việt Nam.
D. người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân.
về câu hỏi!