Câu hỏi:
12/07/2024 305Đến ngày bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã, mặc dù gia đình đã giải thích rất rõ nhưng chị K (18 tuổi) vẫn nhất định không đi bỏ phiếu với lí do là đang đi học không cần phải tham gia bầu cử.
a) Em hãy nhận xét hành vi của chị K.
b) Nếu là bạn của chị K, em sẽ giải thích như thế nào để chị K thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Hành vi của chị K là không đúng, chị K chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.
♦ Yêu cầu b) Nếu là bạn của chị K, em sẽ giải thích với chị K rằng: pháp luật Việt Nam quy định: công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; việc tham gia bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, học sinh cần làm gì để thực hiện được quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
Câu 2:
Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện ở nội dung nào?
A. Biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
B. Góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
C. Thảo luận các vấn đề trọng đại của đất nước.
D. Tham gia quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống.
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền bình đẳng của công dân.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tự do của công dân.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tự nhiên của công dân.
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của hành vi vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân.
B. Làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
C. Bôi xấu hoạt động của Nhà nước trên không gian mạng.
D. Phải chịu trách nhiệm pháp lí về những hành vi vi phạm.
Câu 5:
Hành vi nào sau đây không thể hiện nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Công dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự.
B. Công dân giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật.
C. Công dân thực hiện quyền bầu cử.
D. Công dân được bảo đảm các thông tin cá nhân.
Câu 6:
Quyền nào dưới đây là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
B. Quyền Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
C. Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
D. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Câu 7:
Hành vi nào sau đây thể hiện việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Anh T tham gia góp ý Dự thảo Hiến pháp.
B. Ông D được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
C. Chị M được ông K xin lỗi vì hành vi nói xấu chị trên mạng xã hội.
D. Bạn V đã gửi trả nguyên vẹn bức thư của người khác.
về câu hỏi!