Câu hỏi:
12/07/2024 16,280Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động và biếu quà bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V. Đồng thời, nếu ai không đồng ý với yêu cầu thì ông T lại có hành vi de doa.
Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu có, hành vi đó phải chịu hậu quả như thế nào?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Hành vi của ông T cùng vợ của mình đi vận động, biếu quà và đe doạ bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V con trai mình là hành vi xâm phạm đến quyền bầu cử theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
- Hành vi của ông T tuỳ theo tính chất và mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 160 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ông M là Tổ trưởng Tổ bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã. Để giúp bà V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông M đã tự ý lấy một số phiếu bầu trong hòm phiếu được niêm phong để gạch tên các ứng viên khác và chỉ để tên của bà V.
Theo em, hành vi của ông M có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Hậu quả của hành vi đó là gì?
Câu 2:
Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bầu cử của công dân?
A. Làm lộ thông tin bầu cử.
B. Bỏ phiếu cho nhiều người.
C. Phát phiếu bầu cho tất cả cử tri.
D. Không đi bầu cử.
Câu 3:
Trường hợp nào dưới đây công dân được thực hiện quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Người đang bị khởi tố bị can.
B. Người chưa được xoá án tích.
C. Người đang chấp hành bản án của Toà án.
D. Người khuyết tật.
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Phổ thông
B. Dân chủ
C. Bình đẳng
D. Bỏ phiếu kín
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không thể hiện hậu quả của hành vi vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân?
A. Làm sai lệch kết quả bầu cử.
B. Gây thiệt hại về tài sản.
C. Thực hiện quyền dân chủ của công dân.
D. Không thể hiện được vai trò làm chủ của bản thân.
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây là không đúng khi nói về quyền bầu cử của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Công dân phải xuất trình thẻ cử tri khi đi bầu cử.
B. Công dân có thể nhờ người khác bỏ phiếu.
C. Công dân có quyền lựa chọn người đại biểu vào các cơ quan của Nhà nước.
D. Công dân có quyền bầu cử được ghi tên vào danh sách cử tri.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!