Câu hỏi:
21/07/2023 258Đọc thông tin
Thông tin. Lên mạng xã hội đăng tin, bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, một người đàn ông ở tỉnh D đã bị xử phạt 7 triệu đồng. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh D cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính 7 triệu đồng đối với ông K (40 tuổi ở huyện M, tỉnh D) vì đăng tin bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
Theo cơ quan công an, trước đó ông K đã sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh liên quan đến ông H (38 tuổi, ở huyện M, tỉnh D) với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm buộc ông K phải trả số tiền 120 triệu đồng. Liên đến quan vụ việc này, ông H cho biết mình không vay mượn tiền của ông K. Số tiền đó là do mẹ ông H vay mẹ vợ ông K nhưng chưa trả. Làm việc với cơ quan chức năng, ông K thừa nhận việc đã sử dụng mạng xã hội để đăng tin, bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông H, mục đích là để ép ông H phải trả nợ tiền thay cho mẹ. Hiện ông K đã nhận thức được hành vi sai trái và đã gỡ bỏ những bài viết có nội dung, hình ảnh xúc phạm ông K và cam kết không tái phạm.
Công an tỉnh D đã quyết định xử phạt ông K 7 triệu đồng theo Nghị định số 15 của Chính phủ năm 2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
a) Trong thông tin trên, ông K đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?
b) Hành vi vi phạm của ông K đã dẫn đến hậu quả gì cho ông K?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Trong thông tin trên, ông K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
♦ Yêu cầu b) Hậu quả:
+ Danh dự, nhân phẩm của ông H bị xâm phạm.
+ Bản thân ông K bị xử phạt hành chính 7 triệu đồng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Quyền tự do về thân thể của công dân.
Câu 2:
Là công dân - học sinh, em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
Câu 3:
Em hãy phân biệt quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
Câu 4:
Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
B. Khi nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
C. Khi nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
D. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó.
Câu 5:
Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền nhân thân của con người.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.
D. Quyền được pháp luật bảo vệ uy tín.
Câu 6:
Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?
A. Đe doạ đánh người.
B. Đánh người gây thương tích phải điều trị.
C. Rủ nhiều người cùng đánh một người.
D. Đi xe không cẩn thận va quẹt vào người khác.
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Trong mọi trường hợp, không ai có quyền bắt người.
B. Không ai có quyền đe doạ người khác.
C. Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người.
D. Chỉ được bắt, giữ người khi có lệnh của cấp trên.
về câu hỏi!