Câu hỏi:
21/07/2023 679C và H là bạn thân của nhau, thường xuyên tâm sự chia sẻ với nhau trong học tập và trong cuộc sống. Một lần, C đến nhà H, trong lúc H đang bận việc ở ngoài sân thì điện thoại có tin nhắn, C đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Biết chuyện, H tỏ ý trách C, nhưng C không nghĩ mình có lỗi mà lại cho rằng là bạn thân của nhau thì có quyền đọc tin nhắn của nhau để biết chuyện, còn có thể giúp nhau tốt hơn. Sau sự việc này, H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.
a) Em đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C không? Vì sao?
b) Theo em, hậu quả gì đã đến với C trong tình huống này?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Không đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C, vì: việc tự ý xem tin nhắn của người khác là hành vi vi phạm quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
♦ Yêu cầu b) Hậu quả đối với C trong tình huống là: H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Nhận được thư không phải gửi cho mình, tìm cách trả lại cho người nhận.
B. Nhân viên bưu điện chuyển thư đến tay người nhận.
C. Cầm giúp thư, chuyển đến tay người nhận.
D. Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của người khác.
Câu 2:
Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể gây ra hậu quả nào?
A. Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại.
B. Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người và xã hội.
C. Gây ra thiệt hại về an ninh cho đất nước.
D. Ảnh hưởng đến sự bình yên của xã hội và cuộc sống của nhân dân.
Câu 3:
Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Anh, chị thường xuyên nghe lén điện thoại của em để kiểm soát tình cảm của em với bạn trai.
B. Nhặt được thư người khác, tự ý bóc ra xem rồi tiêu huỷ luôn.
C. Kiểm soát thư tín, điện tín của người khác khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Tự ý mở, đọc email của bạn và kể lại cho người khác biết nội dung email.
Câu 4:
Hoà và Hiền là bạn thân của nhau. Hai bạn thường xuyên nhắn tin trò chuyện với nhau về học hành, về bạn bè và những chuyện khác trong cuộc sống. Một lần, Hoà để quên điện thoại trong phòng của mình, bà X là mẹ của Hoà nhìn thấy và đã mở đọc tin nhắn của Hoà. Thấy tin nhắn nói về những chuyện hai bạn chia sẻ với nhau, khó chia sẻ với người khác, bà X đã nói với Hoà hãy chia sẻ cùng mẹ về những chuyện Hoà đã chia sẻ với Hiền.
Theo em, bà X có quyền đọc tin nhắn của Hoà không? Vì sao?
Câu 5:
Trong cuộc sống, em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác như thế nào? Điều nào tốt, điều nào còn chưa tốt? Em sẽ khắc phục điều chưa tốt như thế nào?
Câu 6:
Anh T là Giám đốc công ty X thường xuyên gửi email công việc với những nội dung quan trọng cho cán bộ, công nhân viên cũng như đối tác của công ty. Một lần chị V là thư kí của anh T vào phòng, thấy email của anh T đang mở trên màn hình nên đã đọc lén. Ngay khi đó anh T vào phòng và bắt gặp. Mặc dù chị V đã thanh minh về hành vi của mình, nhưng chị vẫn bị giám đốc ra quyết định kỉ luật cảnh cáo về hành vi này.
a) Hành vi của chị V đã vi phạm về quyền nào của công dân?
b) Theo em, hành vi của chị V đã dẫn đến hậu quả gì?
về câu hỏi!