Câu hỏi:
21/07/2023 151Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, ông X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời bịa đặt nhiều điều không hay để miệt thị nhan sắc, xúc phạm danh dự của hoa hậu Y. Một số người thấy vậy cho rằng ông X đã thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng một số người khác thì lại cho rằng hành vi của ông X là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
a) Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
b) Hành vi của ông X có thể dẫn đến hậu quả gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Đồng ý với ý kiến cho rằng hành vi của ông X vi phạm quyền tự do ngôn luận, vì Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng tự do ngôn luận không có nghĩa là tuỳ tiện bày tỏ quan điểm, chính kiến của cá nhân. Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải đặt trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Ông X đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống, xúc phạm danh dự của hoa hậu Y.
♦ Yêu cầu b) Việc ông X đăng bài miệt thị hoa hậu Y trên Facebook, là hành vi xúc phạm danh dự của hoa hậu Y, vi phạm điều nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng năm 2018, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hành vi của ông X tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lí vi phạm hành chính: cụ thể, hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín của người khác trên Facebook là vi phạm điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Hành vi này bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm. Hành vi vi phạm của ông X còn có thể bị xử lí hình sự về “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, có thể bị cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?
A. Mọi công dân.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
D. Chỉ nhà báo.
Câu 2:
Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
C. Quyền tham gia xây dựng chính sách kinh tế, xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 3:
Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do báo chí?
A. Sáng tạo tác phẩm báo chí.
B. Cung cấp thông tin cho báo chí.
C. Góp ý kiến với báo chí.
D. Tiếp cận thông tin báo chí.
Câu 4:
Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Tự do truyền đạt theo ý mình về nội dung thông tin được cung cấp.
B. Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
C. Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người khác.
D. Tự do phát biểu bày tỏ quan điểm của mình về thông tin được cung cấp.
E. Tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.
G. Mở rộng nội dung thông tin cho phong phú.
Câu 5:
Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?
A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.
B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
C. Chê bai trường mình ở những nơi khác ngoài trường.
D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.
Câu 6:
Hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin có thể gây ra hậu quả gì dưới đây?
A. Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
B. Làm phương hại đến đạo đức xã hội.
C. Làm ảnh hưởng đến truyền thống của dân tộc.
D. Gây thiệt hại kinh tế đất nước.
Câu 7:
Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tự do báo chí?
A. Cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình địa phương mình.
B. Viết bài báo xuyên tạc sự thật, nói xấu chính quyền.
C. Viết bài thể hiện quan điểm của mình về vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.
D. Cung cấp thông tin tốt về hoạt động của doanh nghiệp cho báo chí.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!