Câu hỏi:
13/07/2024 607Nội dung chính Con vẹt xanh:
Văn bản kể về một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận. Hằng ngày, Tú dạy vẹt nói chuyện. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó.
Trao đổi với bạn một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Theo mình biết, một con mèo cọ cọ vào cơ thể người không chỉ để bày tỏ tình cảm mà còn để đánh dấu lãnh thổ bằng các tuyến phát xạ mùi hương quanh mặt của nó. Khu vực đuôi và các chân cũng mang mùi hương của mèo. Theo các nhà khoa học, mèo ngủ trung bình khoảng 2/3 số thời gian trong một ngày. Ngoài ra, một nguyên nhân khiến mèo con ngủ quá nhiều là do một hoóc môn tăng trưởng chỉ được giải phóng trong giấc ngủ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm các động từ theo mẫu.
a. Chứa tiếng “yêu" M: yêu quý
b. Chứa tiếng “thương” M: thương mến
c. Chứa tiếng “nhớ” M: nhớ mong
d. Chứa tiếng “tiếc" M: tiếc nuối
Câu 2:
Tìm động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc thay cho bông hoa (mỗi từ chỉ dùng một lần).
Mẹ ơi!
Con ....... mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con ....... em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.
Hôm nay con vừa giành được giải Nhất cuộc thi cờ vua mẹ ạ. Ai cũng ....... con. Còn con, con rất ......... bác Dũng đã dạy con học cờ. Thế mà hồi xưa khi mới học cờ, con ........ môn này thế. Con còn ....... mẹ vì mẹ cứ thuyết phục con học. Bây giờ thì con ........ cờ vua lắm.
Mai con lại nhắn tin tiếp cho mẹ nhé. Con ........ mẹ!
Câu 4:
Câu 6:
Câu 7:
CON VẸT XANH
Một hôm, trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cẩn thận. Anh của Tú bảo, vẹt có thể bắt chước tiếng người nên Tú rất háo hức được nghe nó nói.
Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ. Nhận ra Tú, vẹt nhảy nhót há mỏ đòi ăn. Tú vừa cho ăn, vừa nói với nó như nựng trẻ con:
- Vẹt à, dạ!
Vẹt xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái, không thành tiếng dạ, nhưng Tú cũng xuýt xoa:
- Giỏi lắm!
Chợt anh của Tú gọi:
- Tú ơi!
Tú phụng phịu:
- Cái gì?
- Anh gọi mà em trả lời vậy à? Ra phụ anh đi.
Tú buồn bực, vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Kêu chi kêu hoài!
Lần nào Tú cũng phụng phịu như thế với anh khi đang chơi với vẹt. Vẹt mỗi ngày một lớn, lông xanh óng ả, biết huýt sáo lảnh lót nhưng vẫn không nói tiếng nào. Một hôm, Tú gọi:
- Vẹt à!
Ngờ đâu một giọng the thé gắt lại:
- Cái gì?
Trời ơi, con vẹt nói! Tú sướng quá, nhảy lên reo hò. Tú khoe khắp nơi. Hôm sau, mấy đứa bạn tới nhà. Tú hãnh diện gọi:
- Vẹt à, dạ!
Vẹt đáp the thé:
- Cái gì?
Các bạn ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú và nghiêm mặt:
- Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời “cái gì” à?
- Kêu chi kêu hoài!
Các bạn cười bò, tranh nhau gọi vẹt. Nhưng Tú sửng sốt ngồi lặng thinh. Bạn về rồi, Tú vẫn ngồi lặng như thế. Tú nhớ lại bao lần anh gọi, Tú đã trả lời “Cái gì?” và cằn nhằn “Kêu chi kêu hoài". Tú hối hận quá, chỉ mong anh gọi để Tú “dạ” một tiếng thật to, thật lễ phép. Con vẹt nhìn Tú, dường như cũng biết lỗi nên xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái nghe như tiếng:"Dạ!”.
(Theo Lý Lan)
Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà?
về câu hỏi!