Câu hỏi:
12/07/2024 527Quan sát hình 15.1, kết hợp với kiến thức đã học, hãy:
a) Đặt tên cho lược đồ.
b) Nêu những nét nổi bật về tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Đặt tên: Lược đồ hành chính Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng
♦ Yêu cầu b) Tình hình chính trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng
- Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
- Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,... Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.
- Chính sách đối ngoại
+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.
+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.
+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ năm 1831 - 1832 (thời vua Minh Mạng), các đơn vị hành chính của Việt Nam dưới thời Nguyễn lần lượt từ trên xuống là
A. tỉnh, phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
C. tỉnh, tổng, phủ, huyện/ châu, xã.
B. tổng, tỉnh, huyện/ châu, phủ, xã
D. tỉnh, phủ, huyện/ châu, xã, tổng.
Câu 2:
Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã đóng đô ở địa bàn nào sau đây?
A. Thăng Long.
B. Sơn Tây.
C. Phú Xuân.
D. Hoa Lư.
Câu 3:
Nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao nào sau đây đối với phương Tây?
A. Linh hoạt, khôn khéo.
B. Khước từ quan hệ.
C. Đặt mối quan hệ hữu hảo.
D. Qua lại thân thiết.
Câu 4:
Quan sát hình 15.3, hãy:
a) Cho biết đây là loại hình nghệ thuật nào.
b) Nêu hiểu biết của em về loại hình nghệ thuật đó.
Câu 5:
Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi:
“Nếu con đối với cha mẹ, cháu đối với ông bà già trên 80 tuổi mà lại bịnh nặng, trong nhà không có ai thay mình hầu hạ, lại không chịu về hầu hạ mà ham vinh hoa, lợi lộc, bỏ nhiệm vụ hầu cha mẹ. Tội này cũng khép vào tội bỏ nhiệm vụ Front Toub chăm sóc cha mẹ”.
(Nguyễn Văn Thành, Vũ Trinh, Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), Tập 3, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.448)
a) Cho biết đoạn tư liệu phản ánh thành tựu nào của nước Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
b) Nêu ý nghĩa của thành tựu đó đối với nhà Nguyễn và dân tộc.
Câu 6:
Nhân vật lịch sử nào sau đây có công thành lập triều Nguyễn (1802)?
A. Nguyễn Hoàng.
B. Nguyễn Huệ.
C. Nguyễn Kim.
D. Nguyễn Ánh.
Câu 7:
Dưới thời Nguyễn, quân đội bao gồm các lực lượng nào sau đây?
A. Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
B. Thuỷ binh, kị binh, tượng binh, pháo binh.
C. Bộ binh, thuỷ binh, pháo binh, tượng binh.
D. Bộ binh, thuỷ binh, kị binh, tượng binh.
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 24 (có đáp án): Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
18 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
về câu hỏi!