Câu hỏi:

11/07/2024 956 Lưu

Quan sát các hình từ 17.2 đến 17.4, hãy:

a) Xác định đúng tên gọi của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

b) Giới thiệu ngắn gọn về một nhà yêu nước mà em ấn tượng nhất (theo gợi ý: những hoạt động tiêu biểu, vai trò của nhân vật đối với lịch sử dân tộc).

c) Kể tên những địa phương có trường học hoặc đường phố mang tên các nhà yêu nước này.

Quan sát các hình từ 17.2 đến 17.4, hãy: a) Xác định đúng tên gọi của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.  b) Giới thiệu ngắn gọn về một nhà yêu nước mà em ấn tượng nhất (theo gợi ý: những hoạt động tiêu biểu, vai trò của nhân vật đối với lịch sử dân tộc).  c) Kể tên những địa phương có trường học hoặc đường phố mang tên các nhà yêu nước này. (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu a)

- Hình 17.2 Phan Bội Châu

- Hình 17.3 Phan Châu Trinh

- Hình 17.4 Nguyễn Tất Thành

♦ Yêu cầu b) giới thiệu về Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu (1867 - 1940) tên thật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, Nghệ An. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới.

- Năm 1900, Phan Bội Châu bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người cùng chí hướng.

- Năm 1904, ông lập ra Duy tân hội - tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta

- Năm 1905, ông lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản. Từ đó, suốt hai mươi năm ông bôn ba rất nhiều nước để mưu sự phục quốc nhưng việc không thành

- Năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải, Trung Quốc, sau đưa ông ra xử công khai tại Hà Nội. Ông bị giam lỏng tại Huế cho đến khi qua đời.

♦ Yêu cầu c) Một số địa phương có trường học hoặc đường phố mang tên các nhà yêu nước này là: Hà Nội, Nghệ An, Quảng Nam,…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Đoạn tư liệu “... Tôi [Nguyễn Tất Thành] muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” chứng tỏ vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành đã xác định rõ mục đích và hướng đi tìm con đường cứu nước.

Lời giải

- Trong những năm 1905 - 1908, Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản đánh đuổi thực dân Pháp, vì: ông hi vọng Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” sẽ giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và các thanh niên Việt Nam về nước (1908), ông không còn tin tưởng vào người Nhật nữa.

- Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi bùng nổ ở Trung Quốc, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Cuộc cách mạng đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh, thành lập nền Cộng hoà Trung Hoa Dân quốc, mở đường cho nền kinh tế tư bản phát triển. Từ đó, Phan Bội Châu có cảm tình với tư tưởng “Tam dân” (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn. Ông đã quyết định đi theo chủ nghĩa “Tam dân”, nhưng vẫn chủ trương dùng bạo lực để đánh Pháp.