Câu hỏi:
12/07/2024 265Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở để thể hiện đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam.
Yếu tố |
Đặc điểm |
Địa hình |
|
Khí hậu |
|
Hải văn |
|
Sinh vật |
|
Khoáng sản |
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yếu tố |
Đặc điểm |
Địa hình |
- Ven biển gồm nhiều dạng địa hình: tam giác châu, bãi cát, vịnh nước sâu, đầm, phá,... - Thềm lục địa nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan; thu hẹp ở khu vực miền Trung. - Có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà). |
Khí hậu |
Khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương. - Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là khoảng trên 23 °C. Vào mùa hạ, nhiệt độ giữa các vùng biển tương đối đồng nhất; trong khi vào mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ này thể hiện rõ hơn. Nhìn chung, nhiệt độ trung bình năm của vùng biển đảo nước ta có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam. - Lượng mưa trung bình năm trên biển thường thấp hơn trên đất liền, khoảng 1 100 mm/năm trở lên. - Hướng gió trên Biển Đông thay đổi theo mùa. - Chịu nhiều thiên tai như: áp thấp nhiệt đới, bão, dông, lốc,... |
Hải văn |
- Độ muối trung bình là khoảng 32 - 33 %o, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và độ sâu. - Chế độ thuỷ triều vùng biển ven bờ rất đa dạng, bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều. - Các dòng biển hoạt động theo mùa. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam. Vào mùa hạ, dòng biển có hướng tây nam - đông bắc. |
Sinh vật |
Rất phong phú và đa dạng. Trên các đảo và ven biển còn có rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn. |
Khoáng sản |
Có dầu mỏ, khí tự nhiên, ti-tan, ni-ken, cát,... |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở được gọi là
A. nội thuỷ.
B. lãnh hải.
C. vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 2:
Những quốc gia nào sau đây không có chung Biển Đông với Việt Nam?
A. Phi-lip-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a.
B. Mi-an-ma, Lào, Ti-mo Lét-xtê (Đông Ti-mo).
C. Trung Quốc, Ma-lai-xi-a.
D. Thái Lan, Xin-ga-po, Cam-pu-chia.
Câu 3:
Khoảng 3,447 triệu km2 là diện tích của
A. vùng biển Việt Nam.
B. vùng biển Ma-lai-xi-a.
C. Biển Đông.
D. Thái Bình Dương.
Câu 4:
Biển Đông nằm trên tuyến đường biển quốc tế nối hai đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương.
B. Đại Tây Dương với Bắc Băng Dương.
C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.
D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Câu 5:
Lãnh hải là vùng biển tính từ đường cơ sở ra phía biển bao nhiêu hải lí?
A. 10 hải lí.
B. 12 hải lí.
C. 24 hải lí.
D. 200 hải lí.
Câu 6:
Biển Đông nằm trong khoảng
A. từ 8°34’B đến 23°23’B và từ 102°09’Đ đến 109°24′Đ.
B. từ 3°N đến 26°B và từ 100°Đ đến 121°Đ.
C. từ 8°34’B đến 23°23’B và từ 101°Đ đến 117°20’Đ.
D. từ 6°50’B đến 8°34’B và từ 100°Đ đến 121°Đ.
Câu 7:
Giải các ô chữ sau theo gợi ý.
Dòng 1. Có 3 chữ cái: Một loại thiên tại thường xảy ra ở Biển Đông.
Dòng 2. Có 4 chữ cái: Một loại tài nguyên vô tận ở Biển Đông.
Dòng 3. Có 7 chữ cái: Một hệ sinh thái ở biển nước ta có tính đa dạng và giá trị sinh học đặc biệt cao.
Dòng 4. Có 7 chữ cái: Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở.
Dòng 5. Có 9 chữ cái: Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam và các vùng biển khác.
Dòng 6. Có 4 chữ cái: Một quần đảo ở vịnh Bắc Bộ.
Dòng 7. Có 8 chữ cái: Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Dòng 8. Có 7 chữ cái: Một quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam, trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Từ khoá: Hàng dọc có 8 chữ cái: Tên biển chung của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc.
về câu hỏi!