Câu hỏi:
24/07/2023 473HƯƠNG VỊ ĐỒNG QUÊ
Nắng sớm ở nông thôn đến rất nhanh. Mới bảy giờ ba mươi, đồng ruộng đã ngập nắng chói chang. Siêng và Nam ngồi trên mô đất giữa nắng ấm.
– Nếu ở thành phố, mình đang đi học bơi ở câu lạc bộ, đi công viên Tao Đàn hoặc Văn Thánh. – Nam kể.
– Mình không đi bơi, cũng không đi công viên, nhưng mình có nhiều trò chơi lắm. Đi theo mình!
Nam lóc cóc đi theo Siêng. Nam gặp Siêng trong chuyển về quê ngoại nghỉ hè. Cậu bé Siêng nhỏ xíu, đen đúa với mái tóc cháy nắng là “thổ địa” nhỏ của vùng đất Thất Sơn này.
Siêng dẫn Nam đi lấy cần câu. Ra tới đám ruộng lấp xấp nước, nó chỉ Nam cách dùng lưỡi câu móc những hạt trăng trắng đã được về viên làm mồi.
– Trứng kiến nè, biết không?
Nam ngó những hạt trắng, trong, tròn, nhỏ hơn hạt gạo một chút. Siêng bảo, trứng kiến còn được chế biến để ăn cùng món xôi rất ngon.
Dưới ruộng rất nhiều cá. Siêng giật cần liên tục. Chuyền cần cầu qua Nam, nó cũng giật được mấy chú. Chưa đầy một tiếng, hai đứa đã sung sướng đi về với một giỏ cá đầy.
Về nhà, Siêng vọt vào bếp nướng cá. Cá lóc nướng chấm nước me. Nam thích thú ăn thử. Vị cá ngọt kết hợp với vị nước mắm mặn, me chua thành một hương vị tuyệt vời. Nam mãi ăn, đến lúc nhìn lên thấy Siêng đang ngó nó, miệng cười tươi rói. Mắc cỡ quá, nó nói làng:
– Món này ngon quá hền! Nghe nói ở dãy có món cá lóc nướng trui ngon lắm, chắc không bằng món này đầu hén.
– Đây là món cá lóc nướng trui mà.
Siêng nhe răng cười hiền khô. Không phải cười chọc quê, Nam cảm thấy như vậy.
(Phỏng theo Phạm Công Luận)
Từ ngữ
- Cá lóc nướng trui: cá lóc nướng nguyên con, nướng chảy vảy.
- Chọc quê: trêu chọc, làm cho người khác xấu hổ.
- Hán: nhỉ, nhé.
Chi tiết nào thể hiện Nam nhớ thành phố? Tìm câu trả lời đúng.
A. Ngồi nói chuyện với bạn trên mô đất giữa đồng quê ngập nắng.
B. Chia sẻ với bạn về những địa danh ở thành phố.
C. Kể với bạn về các hoạt động thường làm ở thành phố.
D. Rủ bạn thực hiện các hoạt động mà Nam thường làm ở thành phố.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
C. Kể với bạn về các hoạt động thường làm ở thành phố.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhóm dậy tập di, một cô rùa bằng kem sữa tươi... mặc áo đầm.
(Lưu Thị Lương)
b. Khi mặt trời lặng im
Nằm dài sau dãy núi
Ấy là lúc bóng đêm
Tô màu cho thế giới.
(Nguyễn Quỳnh Mai)
c. Ngoan nhé, chú bé vàng,
Ta dắt đi ăn cỏ,
Bốn chân bước nhịp nhàng,
Nước sông in hình chú.
(Thy Ngọc)
Câu 5:
Các vật và hiện tượng tự nhiên nào dưới đây được nhân hoá? Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Vì sao?
a. Mùa xuân ấm áp đang về. Anh dế còm tân trang lại bộ râu, diện bộ cánh xịn nhất đi làm. Cụ giáo cóc đã thôi nghiền rằng vì bớt hẳn bệnh nhức xương. Bác giun đất cũng chui ra khỏi phòng lạnh để tận hưởng không khí trong lành. Ngày tháng qua mau. Và buổi sáng Chủ nhật đã tới .....
(Theo Trần Đức Tiến)
b.
Cây chẳng mỏi lưng Xếp hàng thẳng tắp Lá vàng ngăn nắp Rơi xuống nhẹ nhàng. |
Bạn gió lang thang Cù cây cười suốt Chồi non xanh mướt Làm dáng đung đưa. (Huỳnh Mai Liên) |
Câu 6:
Đọc 1 bài trong các chủ điểm đã học và trả lời câu hỏi.
- Bài đọc thuộc chủ điểm nào?
- Nội dung chính của bài đọc đó là gì?
- Nhân vật hoặc chi tiết nào trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc?
Câu 7:
Xếp những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp.
Hội diều làng Bá Dương Nội được tổ chức hằng năm. Mỗi năm có cả trăm con diều tham dự. Trong gió nằm nam của buổi chiều quê, những con diều rực rỡ cùng bay lên trời cao. Tiếng sáo u u vi vút những khúc nhạc đồng quê. Trên bờ đê, trước sân đình hoặc ở trong làng, người dân đều có thể ngắm diều bay và ngất ngây trong tiếng sáo diều. Diều nào bay cao, bay xa, có tiếng sáo hay nhất sẽ được trao giải.
(Theo Đỗ Thị Ngọc Minh)
về câu hỏi!