Câu hỏi:
12/07/2024 510HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVII.
Ông là người thông minh, học rộng. Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y. Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân.
Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.
Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,...
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
(Nguyễn Liêm)
Từ ngữ
- Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791): tên thật là Lê Hữu Trác
- Nghề y: nghề khám và chữa bệnh.
- Danh y: thầy thuốc giỏi và nổi tiếng.
Hải Thượng Lãn Ông là ai? Vì sao ông quyết học nghề y?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
- Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVII.
- Ông quyết học nghề y vì khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Dựa vào tranh để đặt câu:
a. Một câu kể.
b. Một câu hỏi.
c. Một câu khiến.
d. Một câu cảm.
Câu 3:
Câu 4:
Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu. Viết câu vào vở.
a. chữa bệnh/ ông/ cứu người/ để
b. khám bệnh/ miễn phí/ ông/ cho ai
c. phải tập thể dục/ cháu/ nhé/ thường xuyên
d. lắm/ ông ấy/ thương người
Câu 6:
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
Gợi ý:
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách nào?
Câu 7:
về câu hỏi!