Câu hỏi:

12/07/2024 1,898

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo.

Đề 2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.

Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

Đề 4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bài viết tham khảo

Đề 1

Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó thì vẫn còn mãi. Vì thế, đề tài hậu chiến không còn xa lạ trong nền văn học Việt Nam. Là một nhà văn quân đội, tác giả Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn chân thực, sắc nét về đề tài này qua truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”. Đọc tác phẩm, ta có thể thấy được sự tìm tòi và sáng tạo của nhà văn về hình thức tổ chức điểm nhìn, người kể chuyện độc đáo.

Trước hết, tác giả đã đa dạng hóa, di chuyển điểm nhìn linh hoạt. Sương Nguyệt Minh mượn quan điểm, thái độ, cảm nhận của nhân vật Mai để kể chuyện. Tuy nhiên, đôi lúc, ông lại dịch chuyển điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại. Nhờ đó, độc giả dễ dàng nhìn rõ cuộc đời và con người các nhân vật từ những góc độ, cự li khác nhau.

Lựa chọn nhiều điểm nhìn để kể đã giúp cho câu chuyện trở nên khách quan hơn. Qua lời kể của Mai, cuộc đời của dì Mây được tái hiện sâu sắc. Dì Mây là nữ y tá Trường Sơn. Ngày mà dì trở về cũng là ngày người yêu cô - chú San đi lấy vợ. Mặc dù vẫn còn yêu chú San nhưng dì Mây nhất quyết cự tuyệt đoạn tình cảm này. Hành động “bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân” bỏ mặc chú San ở lại đã thể hiện sự dứt khoát của dì Mây. Dì Mây nhận thiệt thòi về mình để chú San được hạnh phúc. Đêm đến “dì ngồi rất lâu trước ngọn đèn dầu tù mù. [...] Dì ngồi như tượng”. Thật ra, dì Mây đang cố gắng buông tay để vun vén cho đôi vợ chồng mới. Những ngày sau đó, dì Mây vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm cũ với chú San. Mai cảm nhận rất rõ tâm trạng của dì Mây trong khoảng thời gian ấy “dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi cắm cơm”.

Qua lời kể của Mai, người đọc còn cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của dì Mây. Trước tiên, dì Mây là người phụ nữ có tấm lòng chung thủy. Suốt một thời gian dài ở chiến trường, dì luôn nhớ mong chú San “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào cũng viết tên anh”. Có lẽ, trong trái tim dì Mây chỉ có một người đó là chú San. Từ chiến trường trở về, dì Mây bị mất một chân do mảnh đạt phạt vào. Nhưng vượt lên trên khó khăn, dì luôn giúp đỡ mọi người. Những đêm mưa, dì Mây không quản khó khăn, tận tình đến nhà khám bệnh cho mọi người. Hơn nữa, dì còn sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn. Ở trong hoàn cảnh đó, thật khó cho dì nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ. Đặc biệt, khi thím Ba mất, dì đã dành tất cả yêu thương để nhận nuôi thằng Cún như con đẻ của mình.

Bằng những điểm nhìn linh hoạt, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận chân thực cuộc đời của dì Mây. Qua đó, khơi gợi cho người đọc sự cảm thông, trân trọng với số phận con người thời hậu chiến. Trong tác phẩm, đôi khi, tác giả sẽ trực tiếp là người dẫn chuyện chứ không phải là nhân vật Mai. Điều này giúp cho câu chuyện được kể rất linh hoạt, tự nhiên. Bước ra khỏi chiến tranh, hậu quả để lại cho con người không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. Tác phẩm giúp người đọc cảm nhận rõ nỗi đau khổ, bất hạnh của con người. Từ ấy, gửi gắm bài học về lòng biết ơn đến các thế hệ đi trước đã dũng cảm hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

Đề 2

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là tập thơ ghi lại cảm xúc trong chuỗi ngày bị giam hãm ở nhà lao Trung Quốc. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, người đọc nhận ra những dòng cảm xúc rất bình dị, đời thường. “Mộ” là một bài thơ như vậy, tái diễn lại một khoảnh khắc khi sắp kết thúc một ngày, là chiều tối.

Bài thơ “Mộ” ghi lại khoảnh khắc mà Hồ Chí Minh đi từ nhà lao Thiên Bảo đến Long Tuyền vào năm 1942. Cảm hứng chủ đạo chính là bức tranh và phông nền của thiên nhiên lúc về chiều, khi hoàng hôn sắp buông xuống. Phải thật tinh tế, sâu sắc, Hồ Chí Minh mới có thể diễn tả một cách đắc điệu nhịp sống nhẹ nhàng nơi núi rừng như vậy.

Nguyên tác của bài thơ như sau:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Hai câu thơ đầu như một nét vẽ chấm phá tạo khiến cho cảnh bầu trời về chiều hiện lên rõ nét và mang một nỗi buồn man mác:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Tầng mây trôi nhẹ giữa tầng không

Nỗi buồn như loang nhẹ, lan ra cả hai câu thơ khiến cho giọng thơ trở nên chùng xuống và tâm sự của tác giả dường như đẩy lên cao. Cánh chim khi chiều tà cũng trở nên “mỏi” đi tìm chốn ngủ. Một cánh chim đơn lẻ, đi lạc giữa rộng dài của bầu trời khiến người đọc có cảm giác như Hồ CHí Minh đang liên tưởng đến cuộc sống của người hiện tại. Cảnh tù đày bí bách, kìm hãm khiến Hồ Chí Minh khát khao có được một nơi chốn bình yên và ấm áp nhất để tìm về.

Hình ảnh “tầng mây trôi nhẹ” diễn tả sự vận động nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên đất trời. Nhịp thơ trở nên chậm, rất chậm và có lẽ lòng người cũng đang chậm.

Chỉ với hai câu thơ cũng đủ để cho người đọc nhận ra được khát khao muốn được như tầng mây đó, cứ trôi đi, không phụ thuộc, không phải chịu cảnh gông tù.

Thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh luôn hiện lên nhẹ nhàng nhưng chất chứa nỗi niềm như vậy.

Đến hai câu thơ sau dường như bừng lên một tia sáng và thấy thấp thoáng bóng dáng con người:

Cô em xóm núi xây ngôi tối
Xay hết lò than đã rực hồng

Mặc dù phần dịch thơ không thực sự bám sát và lột tả hết được tâm trạng cũng như con người trong bức tranh mang màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại này.

Chỉ bằng một nét vẽ tinh tế tác giả đã vẽ lên bức tranh bình dị của cuộc sống người dân nơi chân núi. Hành động “xay ngô” dường như là việc làm thường ngày của con người ở đây. Tuy bình dị nhưng ấm áp và tràn đầy tin yêu. Có thể nói trong cảnh gông cùm như thế này, Hồ Chí Minh rất khao khát có được một nơi để trở về bình dị như thế này.

Đến câu thơ cuối, người đọc nhận ra một sự chuyển động rất nhẹ và một nét sáng bừng lên cả bài thơ. Khi cô gái vùng sơn cước xây hết ngô thì lò than đã rực hồng. Một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày. Giữa vùng núi hoang lạnh, khi mặt trời tắt, hoàng hôn loang xuống hình ảnh “lò than” hiện lên dường như làm sáng cả không gian và ấm áp trái tim Người. Có thể nói việc xây dựng hình ảnh cô em xóm núi và lò than dường như là một nỗi niềm thầm kín của tác giá. Đó là hiện thân của một mái ấm gia đình hạnh phúc, chứa chan yêu thương, và đó cũng chính là lòng mong mỏi của Hồ Chí Minh.

Bài thơ “Mộ” của Hồ Chí Minh là bài thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại đã mang đến dấu ấn riêng, đặc trưng. Bài thơ chính là tâm sự, là ước muốn nhỏ nhoi có thể thoát khỏi chốn gông cùm, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Đề 3

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da… có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhèm dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bộ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Đề 4

Nghệ thuật thời Phục hưng

1. Đặt vấn đề

Nghệ thuật phục hưng đó là một phong cách nghệ thuật bao gồm hội họa, điêu khắc và kiến ​​trúc xuất hiện ở châu Âu vào khoảng năm 1400; cụ thể là ở Ý. Nghệ thuật là một trong những số mũ chính của Phục hưng Châu Âu. Trong giai đoạn này, ông bắt đầu nhận ra những nghệ sĩ vẫn còn nổi tiếng, như Boticelli, Giotto và van der Weyden.

2. Giải quyết vấn đề

Sự cải tiến của hội họa

Trong thế kỷ mười lăm, một số họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan đã phát triển những cải tiến cho cách tạo ra tranh sơn dầu. Trong thời kỳ Phục hưng, các nghệ sĩ Ý đã sử dụng các kỹ thuật mới của Hà Lan để cải thiện các bức tranh của họ.

Hiện tượng này có ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian của các tác phẩm nghệ thuật, ngoài ra đã mang lại những thay đổi đáng kể cho bức tranh trên toàn thế giới.

Ngoài ra, thời Phục hưng phần lớn là do sự hiện diện của các nhân vật người Ý xuất sắc. Nhiều người trong số này được coi là giỏi nhất mọi thời đại về tầm ảnh hưởng, như Piero della Francesca và Donatello.

Sự hiện diện của những nghệ sĩ này làm cho chất lượng nghệ thuật nói chung được cải thiện đáng kinh ngạc, bởi vì ngay cả các họa sĩ ít nổi tiếng cũng được truyền cảm hứng từ sự xuất hiện của các kỹ thuật mới để cải thiện sáng tạo của riêng họ.

Sự tái hiện của các văn bản cổ điển

Một trong những ảnh hưởng chính của văn học Phục hưng là sự xuất hiện lại của các văn bản thời trung cổ đã bị mất trong Thời đại đen tối của nhân loại.

Những người văn học nghiên cứu các văn bản này đã sử dụng ảnh hưởng của họ để cải thiện các tác phẩm của họ và mang lại một liên lạc cũ cho phong trào, mà vào thời đó là đương đại.

Kiến trúc

Ý tưởng của các kiến ​​trúc sư thời Phục hưng đã đi ngược lại với ý tưởng của người Gothic về việc tạo ra các cấu trúc với mức độ phức tạp cao trong thiết kế và chiều cao tuyệt vời của họ. Thay vào đó, họ bám vào các ý tưởng cổ điển về việc tạo ra các cấu trúc sạch sẽ đơn giản nhất có thể. Điều này dẫn đến việc tạo ra kiến ​​trúc tròn.

Điêu khắc

Giống như hội họa, điêu khắc thời Phục hưng thường được định nghĩa bởi các đặc điểm giống như các tác phẩm điêu khắc trước thời Trung cổ… Các tính năng của mỗi người được truyền cảm hứng rõ ràng từ điêu khắc cổ điển và mục đích là tìm ra một mức độ chân thực cao hơn trong mỗi tác phẩm thông qua một chạm khắc theo tỷ lệ giải phẫu.

3. Kết luận

Các tác phẩm của thời Phục hưng tập trung vào niềm tin nhân văn rằng những hành động đúng đắn là chìa khóa của hạnh phúc, những ảnh hưởng tôn giáo mà khái niệm này có thể bị bỏ qua một bên…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy.

Xem đáp án » 12/07/2024 8,864

Câu 2:

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

Xem đáp án » 12/07/2024 4,401

Câu 3:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Huyền diệu

(Xuân Diệu)

Les parfums, les couleurs et les sons se répondent.

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn;
Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.

 

Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương…

 

Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai
Giọng suối, lời chim, tiếng khóc người;
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…

 

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941,

NXB Văn học, Hà Nội, 2006, tr. 134)

Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Xem đáp án » 12/07/2024 2,599

Câu 4:

Tổng hợp những nội dung thực hành Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:

- Nội dung thực hành

- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững

- Ý nghĩa của hoạt động thực hành

Xem đáp án » 12/07/2024 1,754

Câu 5:

Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,737

Câu 6:

Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,256

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store